(Bài Ý kiến của độc giả không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.)
Bài viết dựa vào kinh nghiệm sống và làm việc gần 21 năm tại Đan Mạch của tôi. Tôi làm việc cho cả Chính phủ Đan Mạch, các tập đoàn đa quốc gia và có chút ít hiểu biết về luật pháp cũng nh𒉰ư văn hóa châu Âu nói chung, Bắc Âu nói riêng và dĩ nhiên cả Đan Mạch - quê hương thứ hai của tôi. Tôi có điều kiện theo dõi tin tức của cả bên này lẫn Việt Nam, Trung Quốc nên trong tất cả các cuộc tranh luận tôi luôn nhấn mạnh: "Nhập gia tùy tục, không tùy tiện".
Tôi luôn nhất quán rằng bạn sống ở đâu thì hãy theo luật lệ nơi đó. Nhưng bạn cũng nên hiểu vì sao người ta làm như vậy🦄, vìꦦ chỉ có thông suốt lý do, bạn mới có quyền góp ý, phê phán.
Từ ngày nCoV đến, mọi thứ trong cuộc sống của gia đình tôi và xã hội xung quanh đều bị đảo lộn. Thậm chí, dịch bệnh còn làm cho vợ chồng tôi có lúc suýt phải xa nhau, bởi ꦆnó dễ làm người ta bất đồng quan điểm và cãi vã liên miên. Nhờ có internet mà tin tức gần xa đều trong tầm máy, nhưng cũng vì vậy mà nó gây ra bao nhiêu chuyện dở khóc, dở cười.
Tôi là một người Việt Nam, lấy chồng Trung Quốc và sống tại Đan Mạch. Công ty tôi có hơn 100 nhân viên, đến từ khoảng 21-24 quốc gia khác nhau trên thế giới. Chỉ riêng việc ở nhà nói tiếng gì với bọn trẻ, ở công ty nói ngôn ngữ nào với đồng nghiệp cũng đã đủ khiến tôi đau đầu. Chính vì đa văn hóa và ngôn ngữ 𓂃như vậy nên tôi rất yêu hòa bình và vô cùng sợ chiến tranh. Vì trong bất kỳ cuộc chiến nào, người thiệt thòi vẫn luôn là dân thường và tôi chính là một thường dân trong số đó.
>> Lối chơi của Việt Nam và Đức trong 'trận bóng' Covid-19
Tôi c🐟ó cảm giác rất nhiều người đã và đang lợi dụng dịch bệnh để làm bùng phát nạn phân biệt đối xử chứ không hẳn họ quan 🦋tâm đến cách phòng chống dịch. Nếu bạn hỏi, tôi sẽ trả lời bây giờ điều tôi quan tâm là làm sao cả thế giới cùng vượt qua dịch bệnh và quỹ đạo cuộc sống của tôi trở lại bình thường. Với những người làm nghề của tôi luôn có câu nói bất hủ: "Tin tưởng là điều tốt, nhưng chứng cứ mới quyết định".
Giờ đây, khi phải ngồi ở nhà, xem tivi, theo dõi tin tức hàng ngày tôi muốn chia sẻ với các bạn một số điều về văn hóa và cách hành xử nơi tôi đang ở (như người ta vẫn gọi là "bên Tây"). Vì sao chính phủ các nước Âu - Mỹ lại có cách nhìn và hành động khác với các nước châu Á về𝄹 Covid-19 và cũng để trấn an sự lo lắng, thăm hỏi của bạn bè gần xa rằng "tôi rất ổn".
1. Cách ly tập trung hay tại gia tùy thuộc vào: địa lý – thời tiết – môi trường sống – văn hóa:
Ở châu Á, do điều kiện môi trường sống và mật độ dân cư đông đúc, cộng thêm khí hậu nóng ẩm (như Đông Nam Á – Việt Nam), đa phần nhà cửa xây khá là thông thoáng và chúng ta chẳng lạ gì văn hóa làng xóm, thích tụ tập và gần gũi nhau. Tại Trung Quốc, ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, đa phần người dân sống trong các chung cư cao tầng, khép kín nhưng diện tích nhỏ hẹp. Họ v🅺ẫn giữ văn hóa buôn chuyện hàng xóm, ăn uống hàng quán xôm tụ, tạo nên điều kiện lý tưởng cho việc lây lan dịch bệnh truyền qua đường hô hấp và không khí.
Một chi tiết quan trọng nữa là Covid-19 lây lan nhanh và đặc biệt nguy hiểm với người lớn tuổi hoặc có sức đề kháng kém. Ở ta lại có truyền thống nhiều thế hệ sống chung. Về điểm này, Ý khá giống Việt Nam. Vì vậy, cách ly tập trun꧂g ở các nước châu Á giúp giảm thiểu được sự lây lan bước đầu và bảo vệ được những người già, yếu - những nạn nhân chủ yếu của Covid-19.
Trong khi đó ở châu Âu, Mỹ, mật độ dân số có phần thưa thớt hơn (không nói đến các thành phố lớn sầm uất) và có điều kiện sống trong không gian thoáng đãng như nhà vườn. Nhưng từ Bắc Âu đến Tây Âu hay Nam Âu, kiến trúc, văn hóa cũng rất khác nhau do yếu tố địa lý, thiên nhiên. Vùng Địa Trung Hải như Ý, Tây Ban Nha có lối kiến trúc mở, văn hóa làng xóm giao lưu khá giống với Việt Nam. Trong khi Bắc Âu lại sống khép kín vì lạnh. Thậm chí, có những người hàng xóm, cả năm tôi mới thấy mặt một lần ♐dù ở trong cùng một tầng lầu chỉ có ba hộ gia đình. Người già đại đa số đều sống tập trung trong trại dưỡng lão hoặc ở nhà riêng, không sống chung với con cái.
>> Nhiều thanh niên Mỹ vẫn tụ tập 'ngu ngốc'
Ở châu Âu, Mỹ khi xây nhà, họ rất chú trọng phòng bếp và nhà vệ sinh vì yếu tố anܫ toàn vệ sinh. Trẻ em đi học được dạy cách giữ gìn vệ sinh cá nhân từ mẫu giáo, như văn hóa rửa tay, ho, hắt xì. Người Đan Mạch nói chuyện cũng sẽ nhẹ nhàng và giữ kẽ hơn so với người châu Á h𓂃ay thậm chí người Ý.
Bảo vệ sự riêng tư cá nhân rất được tôn trọng. Nếu muốn mời hàng xóm𒆙 qua nhà chơi, tôi thậm chí phải lên lịch trước mấy tháng. Vì vậy, dù tôi có bị cách ly tại gia thì điều kiện vệ sinh ở nhà cũng vẫn đảm bảo nếu bệnh tình chỉ ở mức nhẹ. Theo thống kê trên 🧸thế giới, khoảng 80% người nhiễm bệnh đều thuộc loại nhẹ và không cần đến bệnh viện.
Với những điều kiện sinh hoạt, văn hóa như bên Tây, việc cách ly tại gia giảm thiểu gánh nặng y tế cho Nhà nước và dành giường bệnh cho những người thật cần thiết. Với các đặc điểm nói trên, cộng với việc Ý có số dân già gần nhất châu Âu, tôi không ngạc nhওiên vì sao Ý trở thành ổ dịch đầu tiên ở đây và phải học theo cách phong tỏa của Trung Quốc ngay từ những ngày đầu.
2. Quản lý kinh tế, chính trị (cả vi mô lẫn vĩ mô) đều tùy thuộc vào mức độ quản lý dữ liệu rủi ro:
Có rất nhiều người ở những nơi khác trên thế giới đều thắc mắc, hoang mang vì sao Chính phủ nơi họ ở không làm thế này, thế kia đối phó với dịch bệnh như châu Á. Tôi có thể trấn an bạn bè rằng, các nước sẽ có chính sách phù hợp với hoàn hoàn cảnh thích hợp. Ở bất kỳ đâu, dù làm kinh tế hay quản trị, họ đều biết đến cụm từ: "Quản lý rủi ro phát sinh". Đây là b🏅ài ♑học vỡ lòng cơ bản nếu bạn học hoặc làm gì đó liên quan đến quản trị. Và đã nói đến quản trị thì những người có trách nhiệm lãnh đạo sẽ được tập huấn và có trách nhiệm quản lý việc này.
Vì vậy, tôi hoàn toàn tin tưởng Đan Mạch đã có những kế hoạch rõ ràng, cần phải làm gì lúc nào, khi số người bệnh tăng bao nhiêu, cấp độ nguy hiểm thế nào? Họ có dữ liệu về số giường bệnh dành cho trường hợp khẩn cấp, mật độ dân số, hành trình di chuyển... Vì vậy khi số con bệnh tăng đột biến trong vòng một tuần từ 90 đến gần 600 người, họ lập tức phong tỏa toàn quốc và biên giới. Đa số đều chấp hành nghiêm túc các quy định của Chính phủ và bày tỏ sự ủng hộ, cũng có không ít những ý kiến chỉ trích, nhưng tất cả đều đồng lòng rằng, bây giờ không phải là lúc đổ lỗi hay phán xét, những việc đó chờ thời bình, sống khỏe rồi hãy ꦗbàn.
Vì vậy, ở đâu, làm gì, là ai, vào thời khắc này hãy thực hiện: Nhà nước bảo ở đâu thì hãy ở 🌠yên đấy và làm theo chính quyền sở tại. Mỗi một công dân chấp hành tốt phận sự của mình chính là cống hiến. Nhưng điều đó không ngăn cản tô💦i có quyền bất đồng quan điểm, tự do ngôn luận và yêu cầu được giải đáp thắc mắc khi tôi không hiểu hay không đồng ý với cách giải quyết của họ. Đây là quyền lợi và nghĩa vụ mà tôi đã trả bằng tiền đóng thuế.
Tôi cũng xin cam đoan rằng, phương Tây cũng tìm hiểu và quan tâm cao độ 🔥đến Covid-19. Họ không phải không sợ hay chủ quan hơn ta, mà chỉ là cách hành xử và giải quyết dựa trên hoàn cảnh và điều kiện phù hợp với họ. Không có hai quốc gia nào áp dụng hoàn toàn một công thức phòng chống bệnh. Khi chúng ta dùng văn hóa của nước này để so sánh💖 hay áp đặt lên nước khác thì có vẻ hơi khập khiễng và không công bằng.
3. Cách ly kiểu "đóng băng toàn thế giới", rồi sao?
Thiết nghĩ, đến giờ phút này, ai cũng nên hiểu đây là cuộc chiến không chỉ riêng cá nhân, quốc gia nào, mà nó là nhiệm vụ toàn cầu. Vì vậy sự tổn thất, ảnh hưởng cũng là toàn cầu. Người giàu mất bạc tỷ, người nghèo có khi mất trắng. Nhưng quan trọng, còn người là còn của. Vì vậy, Chính phủ các nước hối đang hả ra các chính sách, nghị định phụ giúp kinh tế cho các doanh nghiệ♊p khi có lệnh phong tỏa. Họ h💖iểu rõ hơn ai hết: dân có giàu, nước mới mạnh. Dân phá sản hết rồi, tiền đâu mà đóng thuế?
Ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam, việc Chính phủ tài trợ cách ly là điều không quá khó hiểu khi người dân còn khó🉐 khăn. Tại Âu - Mỹ, kinh tế khá hơn, người dân tự túc chi phí cũng không phải điều khó hiểu. Riêng tại Mỹ, tự do đồng nghĩa với tự lo, bạn có tài, bạn có cơ hội làm giàu, nhưng bạn cũng phải tự túc.
Tại châu Âu, nhất là Bắc Âu, thuế thu nhập cao ngất ngưởng. Nhưng thuế đó dùng vào các khoản trợ cấp xã hội như miễn viện phí, học phí, nên rốt cục dân không giàu mà🃏 cũng chẳng nghèo. Khi quốc gia chìa tay giúp đỡ bạn trong thời loạn, thì bạn cũng sẽ phải hoàn trả lại trong thời bình và ngược lại.
4. Không có gì là vĩnh viễn và bất biến:
Mọi chân lý đều chỉ là tương đối vì đến trái đất còn liên tục xoay tròn. Trong tĩnh có động, trong động có tĩnh. Chỉ cần chúng ta bình tĩnh thì mọi việc đều sẽ có cách giải quyết. Nếu tôi mở nhà hàng, buôn bán, tôi sẽ đổi qua hình thức ship đồ tại gia. Nếu tôi làm du lịch, khách sạn thì thay vì kinh doanh rộng đại trà, tôi tập trung vào nhỏ lꦆẻ, cách ly... Tóm lại, thời thế tạo anh hùng, mà anh hùng ở đâu, thời nào cũng có.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Thuy Phuong Mølgaard