"Đêm nào cũng vậy, bé út thức giấc gọi 'mommy', rồi đứa lớn hơn cũng trở mình khóc đòi mẹ. Tôi đau lòng chỉ biết ôm các con mà khóc", anh Đinh Phúc, 40 tuổi, gạt nước mắt khi kể với VnExpress về những gì đang xảy ra với gia đình mình.
Lấy nhau hơn chục năm,💛 anh Phúc và vợ là chị Lương Thị Phương Mai, 38 tuổi, sinh được 3 em bé, trong đó con cả 13 tuổi, hai bé út 5 và 4 tuổi. Anh sang Mỹ sinh sống cùng gia đình đã 30 năm nay, đến năm 2010 thì đưa vợ sang cùng. Cuộc sống của họ tại thành phố Seattle, bang Washington, tr✃ôi qua êm đềm trước khi tai họa ập tới tháng trước.
Sau một lần cả gia đình đi siêu thị về, chị Mai xuất hiện triệu chứng lạnh toát người, đau nhức xương, khó thở, vị giác rồi khứu giác dần biến mất. Mặc bao nhiêu lớp áo và đắp bao nhiêu chăn cũng không thấy ấm lên, chị gọi cho đường dây cấp cứu 911. Kiểm tra sơ bộ của các nhân viêඣn cấp cứu cho thấy nồng độ oxy trong cơ thể chị giảm mạnh.
Sáng hôm sau, anh Phúc đưa vợ nhập viện trong tình trạng nguy kịch và nhận tin sét đánh rằng chị Mai đã mắc Covid-19. Trong khi vợ được chuyển vào khoa điều trị tích cực (ICU), anh chở 3 con đi xét nghiệm và choáng váng khi cả gia đình đều có kết quả dương tính với nCoV.
"Hôm đó là ngày 24/11 và đến nay đã 3 tuần trôi qua, tôi sống mà khôꦰng bằng chết", anh Phúc nói. "Từ lúc dịch bệnh bùng phát, gia đình tôi luôn tuân thủ khuyến cáo đeo khẩu trang khi ra ngoài, về đến nhà là thay quần áo, khử khuẩn, rửa thực phẩm cẩn thận. Thật sự tôi không thể ngờ được có ngày chúng tôi lại nhiễm nCoV".
Mỗi ngày, anh Phúc vừa thay vợ nấu nướng, tắm giặt, chăm các con học, vừa ngóng tin từ các bác sĩ và y tá. 4 cha con cũng phải tự cách ly, không ra đường. Mọi đồ ăn thức uống đều do bạn bè mua hộ để trước nhà⛦. May mắn anh và 3 bé đều chỉ bị sốt nhẹ và hồi phục sau 1-2 ngày uống thuốc cảm, bổ sung vitamin C và xông thảo dược.
Mọi nỗi lo lắng lúc này dồn vào chị Mai. Từ một phụ nữ khỏe mạnh, lúc nào cũng rạng rỡ, nay chị chỉ nằm bất động trên giường bệnh trong tình trạng hôn m🤡ê, với vô số dây rợ gắn trên người.
Anh Phúc c🧸ho biết những ngày đầu nhập viện, vợ anh được bác sĩ cho dùng máy trợ thở, nhưng bệnh tình không tiến triển mà còn nặng hơn. Họ sau đó phải tiêm thuốc an thần và đặt ống nội khí quản cho chị.
Sau khoảng một tuần, các chỉ số của chị có cải thiện. Đến 4 ngày trước, khi gọi 𝓡điện vào phòng ICU, anh Phúc mừng rơi nước mắt khi thấy chị mở hé mắt, nhúc nhích tay, chân, cử động chân mày.
"Tôi thở 🌼phào nhẹ nhõm, nghĩ rằng ꦺvợ mình đã thoát cửa tử", anh kể.
Tuy nhiên, niềm vui ấy chỉ kéo dài vỏn vẹn hai ngày. Từ hôm 13/12 đến nay, tình trạng của chị Mai lại trở nặng, các chỉ số xấu đi. Nồng độ oxy huyết có khi giảm còn 40%. Kết quả chụp X-quanꦓg cho thấy phổi chị trắng xóa và có một lượng dung dịch chưa xác định, buộc các bác𓆉 sĩ phải dùng thuốc trợ sinh và kháng virus liều cao. Họ còn phải làm loãng máu do các loại thuốc trên có tác dụng phụ gây đông máu, làm tắc nghẽn một số mạch trên tay của chị Mai.
"Mai nằm trong đó, đối mặt với tử thần mà tôi không thể ở bên cô ấy, chỉ có thể cập nhật 🌄tình hình từ các bác sĩ", anh Phúc nói. "Vừa lo cho vợ vừa thương các con thiế🅺u vắng mẹ, tâm trạng tôi suốt những tuần qua nặng trĩu".
Anh rất biết ơn các y tá khi thi thoảng lại giúp các bé chụp ảnh hoặc gọi video để được n🍌hìn thấy mẹ dù chỉ vài phút qua màn hình đi📖ện thoại.
"Các bác sĩ và y tá trong ICU như những thiên thần với gia đình tôi. Họ cũng phải rời xa con cái để đối mặt với nguy hiểm khi điều trị cho các bệnh nhân Covid-19, Có những người tự tay chăm sóc các đồng nghiệp bị nhiễm bệnh rồi tự tay cho thi thể của những người thân thiết vào các những túi nilon lạnh lẽo. T♓ôi biết ơn vô cùng sự chăm sóc mà họ dành cho vợ tôi", anh nói.
Anh Phúc cũng rất biết ơn sự yêu thương và quan tâm mà mọꦏi người dành cho gia đình mình sau khi câu chuyện được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Nhiều người không quen biết đã gửi quà tặng 3 con anh để động viên, thậm chí tổ chức các buổi cầu nguyện cho chị Mai vượt qua bạo bệnh.
"Bên cạnh nhiều người tốt bụng cũng có những người ác miệng, cho rằng vợ chồng tôi giả bệnh để xin tiền quyên góp, buông những câu khi♎ếm nhã với Mai dù cô ấy đang không biết sống chết ra sao trong bệnh viện", aꩵnh Phúc kể.
Anh đồng tình rằng cộng đồng người Việt ở Mỹ phân cực rõ rệt trong vấn đề Covid-19. Một🦂 bộ ꧃phận những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump vẫn không tin hoặc coi thường nCoV, không đeo khẩu trang hay giãn cách xã hội.
"Hơn 300.000 người đã chết vì Covid-19 tại Mỹ và có những bang phải trữ thi thể trong các xe tải đông lạnh vì nhà xác quá tải. Tổng thống Trump đã phản ứng quá ch𝓰ậm và coi thường virus này", anh nói. "Hãy nhìn vợ tôi, Covid-19 là có thật, đó không phải là trò bịp bợm chính trị".
Thi thoảng nhớ vợ, anh Phúc lại chạy xe lên bệnh viện, đứng từ dưới sân lặng lẽ nhìn lên cửa sổ phòng chị Mai đang nằm rồi qua𒆙y về. Anh bảo đó là cách duy nhất để cảm thấy gần gũi với vợ hơn chút và bớt đau khổ trong lòng.
"Mỗi ngày nằm trong ICU tiêu tốn khoảng 10.000 USD chưa kể tiền thuốc, nhưng chúng tôi🐽 không cần tiền của ai bởi việc đó đã có bảo hiểm chi trả. Chúng tôi chỉ muốn chia sẻ câu chuyện này như một lời cảnh tỉnh với những người đang khinh thường Covid-19. Hãy suy nghĩ tới lợi ích chung, tuân thủ khuyến cáo của giới chức và y bác sĩ, bởi dịch bệnh không chừa một ai".
Với tìn🐈h trạng 𝓀hiện nay của chị Mai, các bác sĩ không dám khẳng định điều gì, trong khi cha con anh Phúc chỉ biết tiếp tục chờ đợi.
"Tôi vẫn giữ niềm tin rằng một ngày vợ mình sẽ hồi phục để trở🐠 về nhà và tổ ấm 5 người lại rộn tiếng cười như trước", anh nói.
Anh Ngọc