Anh Nguyễn Đức (37 tuổi) là nhân viên hành chính cho một công ty nhà nước, ở Hà Nội, lương hơn 7 triệu đồng. C♔hị Bích Hà (vợ anh) là trưởng phòng một công ty tư nhân, thu nhập hàng tháng gấp 4-5 lần chồng.
Mỗi lần lĩnh lương, anh Đức đưa vợ 5 triệu đồng, đủ trả lãi ngân hàng mua nhà, giữ lại cho mì🐎nh hai triệu đồng ăn sáng, xăng xe, tiêu vặt. Mọi chi phí khác trong nhà đều do chị Hà gánh vác. Kinh tế gia đình không dư dả nhiều nhưng cũng không đến mức thiếu thốn, nhưng với chị Hà lương chồng chỉ bằng một phần tư của mình là điều không thể chấp nhận.
"Không nhẽ cả đời anh giậm chân tại ♍chỗ thế à? Nhìn người ta đổi ༺nhà, mua xe còn mình nuôi mồm không đủ anh không biết sốt ruột hả?", Bích Hà nhiều lần trách chồng.
Anh Đức cũng thử nộp hồ sơ nhiều nơi nhưng đãi ngộ không tốt hơn lại không ổn định. Suốt ngày nghe vợ cằn nhằn chuyện tiền bạc, chê mình ù lì, anh Đức buồn phiền, đi về chỉ muốn nằm dài thay꧃ vì phụ cơm nước, chăm con như trước.
"Có phải tôi không muốn cố gắng đâu. Là thằng đàn ông, ai cũng thích mang tiền về chജo vợ", anh nói.
Đức nói anh chưa từng đòi hỏi điều gì cho bản thân. Anh cũng sáng đi làm, tối về thẳng nhà, tránh tụ tập để thâm hụt tài chính gia đình. Có điều vợ luôn trách anh "không đáng mặt đàn ông". Cả tháng nay họ như người lạ vì cứ nói chuyện là cãi n♎hau.
Hai năm trước, Minh Hoàng (45 tuổi, ở Thanh Hóa) và vợ tổng kế🐷t thu nhập của cả hai trong năm sau khi nhận thưởng Tết. K🐟ết quả cho thấy anh có thu nhập gần bằng 2/3 lương vợ. "Tôi thấy mình thua vợ một bậc", anh nói.
Là một người có chuyên môn trong lĩnh vự🌼c kinh doanh, thường đi sớm, về muộn, nhưng Minh Hoàng lại có thu nhập không bằng vợ, một người có thời gi🎉an làm việc linh động. "Cả Tết đó tôi không thấy vui", anh thừa nhận.
Điều khiến Minh Hoàng căng thẳng hơn là vợ anh khoe thu nhập với nhà ngoại rồi kể công với nhà chồng rằng mình phải đi làm vất vả lo toan cho gia đình. Bố mẹ anh tự ái, trách thẳng mặt con trai "nuôi cho mày ăn đi h🔯ọc mà núp váy vợ".
Những tiến bộ trong lĩnh vực bình đẳng giới ở Việt Nam đã tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào mọi mặt của xã hội, cơ hội việc làm, thăng tiến không thua kém nam giới. Vì thế, những gia đình có người vợ thu nhập cao hơn chồng không hiếm. Theo nghiên cứu Những giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam đương đại vào năm 2021 của PGS-TS Trần Thị Minh Thi (Viện trưởng V🐲iện Nghiên cứu Gia đình và Giới), t꧃ỷ lệ hộ gia đình có phụ nữ thu nhập cao nhất chiếm 15,5% và đang tăng lên mạnh mẽ.
Bà Bùi Thị An, chủ tịch Hội nữ trí thức Hà Nội cho hay, phụ nữ ngày càng được trọng🍎 dụng trong xã hội nên trong các gia đình hiện đại, họ có thu nhập cao hơn chồng cần được xem là bình thường. "Nhưng từ thời phong kiến, đàn ông lu𝓰ôn được xem là trụ cột kinh tế. Quan niệm này ăn sâu nên nam giới khó lòng vui vẻ khi vợ thu nhập cao hơn mình", bà An nói.
Đồng quan điểm, chuyên gia tâm lý Trần Kim Thành, tác giả sách 5 Bước để có mối quan hệ hoàn hảo cho rằng từ xa xưa nam giới đã được giao trọng trách làm trụ cột gia đình. Khi vợ kiếm nhiều tiền hơn, họ cảm giác bị lấn𒉰 át dẫn đến tự ti, nhất là những ngườ🦄i cho rằng tiền bạc là thứ khẳng định sức mạnh.
Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Đời sống xã hội (ISDS), tài chính và sự nghiệp là hai vấn đề gây áp lực lớn nhất cho nam giới cả ở nông thôn và đô thị. Gần 25% số người t🍌ham gia khảo sát thừa nhận họ thấy áp lực trong cuộc sống. Trong đó có hơn 80% cảm thấy bị áp lực về tình trạng tài chính, gần 70% bị áp lực về sự nghiệp.
Trong nghiên cứu của GS-TS Trần Thị Minh Thi, hơn 44% người được hỏi tin rằng vai trò trụ cột kinh tế trong gia đình thuộc về đàn ông. "Việc đặt kỳ vọng vai trò trụ cột kinh tế có thể là một gánh nặng tâm lý đối với nam giới bởi vì không phải người đàn ông nào cũng có đầy đủ khả năng đảm đương được những trách nhiệm đó, nhất là trong bối cảnh phụ nữ tham gia 🃏rộng rãi vào thị trường lao động, cạnh 𒁏tranh với nam giới", nghiên cứu nhận định.
Không chỉ ở Việt Nam, áp lực khi vợ có thu nhập cao có ở nhiều quốc gia. Một nghiên cứu của Đại học Bath (Anh) năm 2020 cho thấy, đàn ông thường cảm thấy căng thẳng khi họ là trụ cột của gia đình. Nhưng sự căng thẳng gia tăng mạnh mẽ hơn nếu bạn gái hoặc vợ đóng góp hơn 40% thu nhập của cả gia đình. Nếu người đàn ông phụ thuộc nhiều về kinh tế,༒ mức độ rối loạn tâm lý mà anh ta dễ mắc phải sẽ lớℱn hơn.
Theo bà Bùi Thị An, đàn 🌳ông tự tạo áp lực trụ cột tài chính cho mình nhưng bản thân phụ nữ và phần đông xã hội cũng giữ định kiến đó. Nhiều c꧟ô vợ, giống như vợ anh Minh Hoàng hay vợ anh Đức, ứng xử sai lầm khiến mối quan hệ vợ chồng xấu đi.
Anh Minh Hoàng cho biết vợ không chỉ rêu rao chuyện chồng thu nhập thấp hơn mình mà còn liên tục gi💛ục anh chuyển việc. Thậm chí chị còn chủ động liên hệ với người quen than thở, hỏi tìm mối xin việc cho anh dù chồng giải thích công việc hiện tại đang tốt so với mặt bằng chung. Năm đó thu nhập của anh thấp chủ yếu do tác động của nền kinh tế toàn cầu, năm tới chắc chắn khởi sắc hơn.
"Cái cách cô ấy nói chuyện với tôi cũng thiếu tôn trọng hẳn. Khô💧ng phải tôi quá nhạy cảm mà con gái cũng nhận ra, có lần thắc mắc 'sao mẹ lại nói chuyện với bố bằng giọng như thế", anh 🐷kể.
Theo chuyên gia tâm lý Kim Thành, những người đàn ông không quy💎 định giá trị của mình dựa trên tiền bạc sẽ không bị tác động khi vợ lương cao hơn, thậm chí thấy đó là tốt để giúp gia đình vững vàng kinh tế.
Một số người khác cố gắng biểu đạt sức mạnh nam giới của mình theo cách tích cực. Trường hợp anh Minh𝔍 Hoàng, vì tự ti khi thu nhập thấp hơn, anh nỗ lực tăng ca, nhận thêm các dự án bên ngoài, làm cùng lúc hai công ty để kiếm được nhiều🎃 tiền hơn. Nhờ đó, thu nhập của Minh Hoàng hai năm nay tăng đều, thậm chí gấp đôi vợ.
Còn lại, mộ🌃t số nam giới hành động theo hướng áp đặt🎶, gia trưởng, bạo hành vợ con để chứng tỏ mình mạnh mẽ hoặc ngoại tình để tìm kiếm sức mạnh.
Chuyên gia khuyên các cặp vợ chồng nên hiểu mỗi người có giá trị đóng góp cho gia đình khác nhau, không chỉ tiề🥃n bạc. Khi vợ thu nhập tốt hơn, chồng nên vui vẻ vì đ🐲iều đó, phân công lao động hợp lý hơn bằng cách san sẻ việc nhà với cô ấy. "Phụ nữ có thu nhập tốt sẽ mang lại lợi ích hơn là tổn hại và để thấu hiểu điều đó, phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của vợ chồng trong mối quan hệ", bà nói.
Bà Bùi Thị An cho rằng trong các gia đình hiện đại, phụ nữ có thu nhập cao hơn chồng cần được xã hội, bản thân người đàn ông và người vợ xem là bình thường. "Khi nhìn nhận💮 đây là điều hiển nhiên thì tất cả đều có ứng xử phù hợp", bà nói.
Anh Đức không ít lần "động tay động chân" với vợ khi thấy chị cố tình chạm vào sĩ diện𒁃 đàn ông của mình. Vài tháng nay, anh không muốn về nhà một phần vì đôi co chuyện thu nhập với vợ, phần vì anh thấy có được sự đồng cảm và tôn trọng hơn từ một nữ đồng nghiệp vừa vào công ty.
Về phần anh Minh Hoàng, khi thu nhập tốt hơn, anh cảm thấy tự tin và được vợ tôn t🀅rọng hơn. Nhưng người chồng thừa nhận trong mắt mình, tìꦫnh cảm dành cho vợ đã vơi đi.
Phạm Nga
* Tên nhân vật trong bài đã thay đổi.