Trả lời:
Chóng mặt khi nằm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đ✤ó, nguyên nhân hàn෴g đầu là bệnh chóng mặt tư thế kịch phát lành tính. Người bệnh thường chóng mặt khi thay đổi đột ngột tư thế như quay đầu, đang đứng bỗng ngồi, nằm xuống hoặc ngược lại.
Chóng mặt lành tính thường không nguy hiểm và chỉ kéo dài vài phút. Tuy nhiên, chóng mặt tư th👍ế kịch phát lành tính nếu khô🍨ng điều trị kịp thời dễ trở thành mạn tính.
Chóng mặt cũng có thể do các bệnh khác như đau nửa đầu Migraine, bệnh Ménière (bệnh rối loạn ở tai trong), thiếu máu não, mất ngủ, u não, chấn thương não, viêm mê đạo tai, suy tim, xơ vữa đ▨ộng mạch. Cảm cúm, cảm lạnh, say nắng, say rượu bia, căng thẳng quá mức hay suy nhược cơ thể cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
🙈Khi chóng mặt, bạn cảm thấy mọi thứ xung quanh di chuyển hoặc xoay tròn, mất thăng bằng, thường chỉ diễn ra 1-2 phút. Người tuổi trung niên và trên 45 tuổi cần thận trọng vì khả năng cao té ngã và chấn thương. Chóng mặt còn thường đi kèm hoa mắt, nhức đầu, mệt mỏi, làm suy giảm chất lượng sống của người bệnh.
Thông tin bạn cunꦅg cấp chưa đủ để xác định nguyên nhân, mức độ. Nếu chóng mặt kéo dài, xảy ra nhiều lần, bạn nên đến cơ sở y tế có khám. Bác sĩ 💯sẽ khám lâm sàng và chỉ định xét nghiệm máu, chụp CT, MRI não..., qua đó xác định đúng nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của bạn.
Bác sĩ thường hỏi thông tin như bệnh đang mắc phải, tần suất chóng mặt, trước và sau khi chóng mặt có mệt mỏi hay bất thườnꦺg gì không. Bạn nên nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh chuyển đổi các tư thế đột ngột. Ăn uống khoa học, ưu tiên rau củ quả, hạn chế cà phê, bia rượu để ki⛦ểm soát chóng mặt.
ThS.BS Hoàng Châu Bảo Đính
Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thần kinh tại đây để bác sĩ giải đáp |