Tôi lập gia đình đến nay đã được hơn hai năm, có một bé hơn một tuổi. Trước lúc cưới, chồn𒐪g tôi mua nhà ở Hà Nội. Đến khi tôi sinh xong, chồng có ý muốn vợ con chuyển về quê ngoại, một phần nhờ bà chăm cháu, một phần vì công việc làm ăn của anh không được tốt nên muốn về quê cho tiết kiệm. Nhà trên Hà Nội nếu cho thuê cũng được khoảng 6 triệu đồng một tháng. Số tiền đó đủ để trang trải sinh hoạt mua sắm, ăn uống hàng tháng. Còn chồng tôi sẽ chi tiền mua bỉm sữa cho con.
Hết thời gian nghỉ sinh, tôi đi làm lại ở văn phòng. Chồng tôi kinh doanh tự do nên cũng chuyển về ở cùng nhà ngoại để gần vợ con luôn. Nhưng sóng gió từ đây cũng bắt đầu ập đến. Hàng ngày, tôi đi làm, chỉ có bà ngoại ở nhà chăm bé. Mọi việc ở nhà bà làm hết, cả việc cơm nước cho chồng tôi ăn. Công ty chỗ tôi đi làm được ba tháng thì 🌊có hai nhân sự thâm niên phụ trách công việc quan trọng nghỉ việc, nên tôi phải phụ trách bớt phần việc đó và về nhà muộn hơn trước. Mẹ tôi chăm cháu vất vả tới nỗi sụt mấy kg trong vòng hai tháng. Tôi luôn biết ơn vì bà hy sinh giúp đỡ tôi rất nhiều.
Thế nhưng tôi lại không đủ khéo léo để dung hòa tính cách khi chồng sống chung cùng với mẹཧ. Nói qua về chồng tôi, anh sinh ra trong gia đình thuần nông nhưng được chiềuꦰ chuộng không phải làm việc nhà. Thậm chí ăn xong, đến cái bát anh cũng không phải rửa, mẹ chồng còn gọt hoa hỏa bưng tận miệng mời ăn. Bố mẹ chồng nói gì mà phật ý là anh quát ầm ĩ, nói lại bố mẹ như tát nước vào mặt.
Có thể tính cách hình thành từ nhỏ rồi nên khi ở nhà vợ, có gì không hài lòng anh cũng cãi luôn cả mẹ vợ. Đã có lần mâu thuẫn đỉnh điểm,𝓡 chồng tôi nhờ đất của mẹ vợ để xây kho để hàng, nhưng anh không hề trông nom thợ, tính toán vật liệu như thế nào cũng một mình mẹ tôi lo hết. Ngay cả tiền nong anh c꧑ũng bảo mẹ vợ ứng ra trước rồi trả sau. Nhiều việc anh không làm hết được, mẹ tôi thuê thợ, nhưng đến trả tiền anh lại kêu đắt. Chuyện bé xé ra to, tích tiểu thành đại, mâu thuẫn giữa hai mẹ con ngày càng lớn.
Khi xây kho xong cũng thêm nhiều chuyện xích mích. Rồi anh tự ♛ý bỏ đi, mẹ chồng phải gọi mãi anh mới chịu về. Sau đợt đó, anh dọn hết hàng hóa, chuyển về quê nội và ở cùng bố mẹ chồng, cuối tuần mới lên chơi với con. Mẹ tôi phải bỏ tiền trả lại anh toàn bộ số tiền mà anh gửi xây hộ kho trước đó. Anh cũng cắt luôn tiền bỉm sữa của con và không mua quà gì cho vợ con nữa.
Tôi đi làm lương không cao (10-12 triệu đồng mỗi tháng) nhưng cũng vừa đủ chi tiêu mọi khoản phát sinh hoạt trong nhà. Tuy nhiên, tôi lại không biếu mẹ được đồng nào. Vợ chồng tôi vì đó mà phát sinh mâu thuẫn, thường xuyên cãi🌄 vã. Chồng tôi luôn có suy nghĩ chu cấp cho vợ và con thế là nhiều và luôn lo sợ nhà ngoại cố ý moi tiền của anh.
Có lần, tôi về nhà chồng, đi chợ mua thức ăn nhưng thiếu tiền mặt có bảo anh đưa cho một ít. Thế nhưng, anh liền bảo chỉ cho vay và về phải trả. Nghe vậy, tôi thật sự sốc và lập tức chuy📖ển khoản trả lại ngay khi về nhà. Trước kia, khi chưa có con, mỗi khi về nhà chồng, tôi thường mua dư thức ăn cho bố mẹ chồng ăn cả tuần, có khi hai tuần không hết. Vì tôi biết bố mẹ chồng vốn tiết kiệm, ít khi chịu mua thịt về ăn, mà biếu bố mẹ tiền thì họ lại cất đi chứ cũng không chi tiêu gì. Từ ngày sinh con, tôi cũng không có tiền dư nên mới hạn chế biếu hơn trước.
>> Bạn tôi như cây ATM của cả nhà chồng
Tết vừa rồi, chồng tôi biếu hai bên nội ngoại mỗi nhà 5 triệu đồng. Nhưng mẹ tôi lại lì xì hết lại vợ chồng con và cháu, nên coi như bà cũng chẳng nhận đồng nào. Trong khi đó, chồng tôi đòi lại hết tiền lì xì của ꦛcon với lý do anh đã chi tiền lì xì cho họ hàng rồi. Chúng tôi sau đó lại cãi vã, chồng tôi còn xưng "mày - tao" và chửi tôi thậm tệ. Lời qua tiếng lại, chồng tôi đòi ly hôn.
Thực ra đây là lần thứ hai anh nói câu này. Lần đầu cãi nhau, chồng chửi cả tôi và mẹ vợ, nhưng lúc đó chỉ có hai người trên xe nên không ai biết. Hôm sau chồng gọi điện bảo anh nóng giận nên nói không suy nghĩ và tôi đã bỏ qua. Lần này, chị chồng phải gọi anh ra nói chuyện riêng, khuyên giải mãi, nên anh cũng lại làm hòa nhꦅư chưa có chuyện gì. Vấn đề là chồng luôn lo nghĩ tôi muốn lấy tiền của anh, nhưng thực sự tôi chưa một lần có ý nghĩ ấy.
Chúng tôi cũng có mua nhà trả góp gần nhà mẹ tôi. Số tiền phần lớn của anh, tôi chỉ góp thêm một phần nhỏ, còn lại là vay trả góp. Hàng tháng, tôi trích t𓂃hêm 5 triệu đồng để trả gốc cùng chồng,. Rất may, lúc mua nhà, tôi cũng được tăng lương nên có dư để góp trả cùng 📖chồng. Gần đây, chồng tôi quyết định bán nhà ở Hà Nội và chuyển mẹ con tôi về nhà mới. Chồng muốn tôi nghỉ làm văn phòng để về kinh doanh cùng chồng, tiện chăm con.
Tôi đang rất băn khoăn rằng liệu khi mình không làm ra tiền, chỉ ở nhà chăm con, nếu xảy ra xích mích thì có bị chồng chì chiết không? Lúc đó nếu chồng không đưa tiền nữa, 🌠tôi cũng không có tiền tiết kiệm để chi tiêu, thì phải xoay sở thế nào? Hiện tại, chồng tôi giữ toàn bộ tiền kinh doanh, không cho tôi biết, tôi cũng không bao giờ hỏi vì đi làm cũng lo được cho bản thân. Nếu tôi không đồng ý với yêu cầu trên, chồng bắt tôi phải lo hết mọi khoản chi tiêu trong nhà vì anh đã lo nhà và xe rồi. Nếu tôi về làm cùng anh, anh sẽ đưa tôi một khoản đủ chi tiêu mỗi tháng.
Mới đây, chị gái tôi có công việc, cần mượn thêmꦍ vài chục triệu đồng. Tôi không có dư nên hỏi vay chồng, nhưng anh bảo thẳng thừng răng không đủ và cũng có kế hoạch chi tiêu hết rồi. Khi đọc tin nhắn phũ phàng của chồng, tôi đã khóc rất nhiều, cảm thấy bản thân quá kém cỏi khi không giúp lại được gì cho chị gái. Trong khi đó, chính chị là người nuôi tôi ăn học đại học. Thời gian tôi đi học cũng là lúc bố đổ bệnh nặng. Một mình chị lo toan rất nhiều việc trong gia đình, cáng đáng toàn bộ kinh tế. Chị cũng là người cho vợ chồng tôi 100 triệu đồng khi cưới để chúng tôi mua nhà. Nhưng có lẽ chồng tôi không hề nghĩ tới ân nghĩa đó.
Có lẽ, tôi viết ra câu chuyện gia đình mình cũng không hay ho gì, nhưng hiện tại tôi rất cần lời khuyên của quý độc giả. Liệu tôi có nên nghỉ việc để ở nhà chăm con và phụ giúp chồng kinh doanh, chấp nhận sống phụ thuộc vào chồng ♐theo ý muốn của anh không? Hay tôi nên tiếp tục đi làm văn phòng để tự chủ tài chính và đối mặt với nguy cơ lại xảy ra mâu thuẫn với chồng?
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. B🎃ài viết khô🏅ng nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.