Trưa 24/7, anh Nguyễn Huy Hoàng, 27 tuổi, tình nguyện viên cùng bạn trực bảo vệ chốt "vùng xanh" ở cổng cư xá Đô Thành, đường Nguyễn Hiền, phường 4, quận 3. Hai hôm na📖y, chốt được dựng lên để không cho người giao hàng, người lạ vào khu vực. Shipper khi tới đây được yêu cầu đặt hàng lên chiếc bàn sắt để phun khử khuẩn, gọi điện cho khách ra nhận chứ không chạy xe vào bên trong như trước.
Chị Nguyễn Thanh Thủy, 35 tuổi, người dân cư xá được shipper gọi ra nhận thùng hải sản hơn 30 kg của người nhà từ Phan Thiết gửi vào. Hai tình nguyện viên giúp chị đưa thùng xốp lên xe máy sau khi khử k๊huẩn. "Phải mất công ra lấy đồ nhưng tôi thấy an toàn. Trước đây người giao đi lại trong cư xá khiến nhiều người lo lắng dịch lây lan", chị Thủy chia sẻ và rất ủng hộ mô hình này.
Chốt được chia làm 3 ca, mỗi ca có 2-3 tình nguyện viên, cán bộ phường cùng với cảnh sát làm việc từ 6h đến 23h. Vào giờ cao điểm, số người giao hàng tập trung quá đông, người trực mở loa phóng thanh cầm tay nhắc nhở giữ trật tự, đứng khoảng cách 2 m, hạn chế trò chuyện. Những người còn lại sẽ hướng dẫn mọi người và hỗ trợ đưa đồ tới🅺 tận nơi cho người không thể ra nhận.
Cách đó hơn một km, tại hẻm 502 Nguyễn Đình Chiểu cũng có chốt bảo vệ "vùng xanh" do anh Trần Minh Tân, 32 tuổi, là người dân trong hẻm phụ trách. Khi nghe tổ dân phố kêu gọi, 🌳anh Tân xung phong ra trực chốt. "Làm công việc này để ngăn không chꦫo dịch xâm nhập, góp phần bảo vệ sức khỏe những người trong gia đình", anh kể và cho hay hầu hết người dân đều chấp hành, ủng hộ việc này.
Theo Chủ tịch UBND phường 4 Nguyễn Ngọc Đức, địa phương hiện ghi nhận hơn 570 ca nhiễm, thuộc nhóm nguy cơ cao, có hơn 36 khu vực bị phong tỏa, cách ly. Song song đó, để ngăn dịch lan sang vùng khác, chính quyền lập 12 chốt bảo vệ những địa điểm chưa phát hiện dịch. Các điểm này không phải để kiểm soát như các khu phong tỏa mà chủ yếu thực hiện biện phá🌊p phòng dịch nhằm bảo vệ nơi đang sạch Covid-19.
"Việc lập chốt nhằm hạn chế người lạ ở ngoài vào, người dân bên trong vẫn được ra ngoài khi có việc cấp thiết. Đây là mô hình người dân tự bảo vệ nơi mình sống nên khi triển khai phường nhận nhiều sự đồng thuận", ông Đức nói và cho bi💜ết những khu vực phong tỏa khi được gỡ cách ly sẽ chuyển thành chốt bảo vệ "vùng xanh" do người dân tự quản để ngăn dịch xâm nhập trở lại.
Phường 5, quận Phú Nhuận cũng lập 7 chốt﷽ tương tự, chủ yếu ở các hẻm nhỏ, hẻm cụt. Theo Chủ tịch UBND phường 5 Trần Huy Phong, thời gian này người dân nhiều hẻm không muốn người lạ vào, đặc biệt người giao hàng. Từ thực tế này, chính quyền bàn với các tổ dân phố cử người lập chốt để giám sát chặt.
"Sau mấy ngày các chốt được lập, chúng tôi thấy người giao hàng ra vào các hẻm giảm 80-90%, hạn chế phần nào nguy cơ lây lan dịch", ông Phong nói và cho biết sau thời gian thựℱc hiện sẽ điều chỉnh hoạt động các chốt để hiệu quả hơn.
Chiến dịch giữ vững và mở rộng "vùng xanh" được TP HCM thực hiện trong thời gian áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. B🍰an chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố sẽ sử dụng bản đồ nguy cơ Covid-19 để theo dõi, đánh giá việc triển khai. Bản đồ có 4 mức độ: màu xanh là bình thường; màu vàng là nguy cơ; màu cam là nguy cơ cao; mức đỏ là nguy cơ r🐟ất cao.
Theo Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức, bên cạnh giải pháp mạnh nhằm kiềm chế, đẩy lùi dịch, địa phương còn đề ra biện pháp giữ vững và mở rộng vùng an toàn với mục tiêu hạ thấp ca nhiễm mới. "Lâu nay thành phố tập trung nhiều cho vùng nguy cơ cao, nhưng𝐆 sắp tới sẽ tăng cường cho các vùng đệm phía ngoài, bảo vệ và mở rộng❀ "vùng xanh" được xem là nơi an toàn", ông Đức nói.
Đến tối 25/7, TP HCM ghi nhận hơn 60.000 ca nhiễm kể từ đợt dịch thứ tư bùng phát cách đây gần 3 tháng. Riêng trong 17 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, thành phố ghi nhận 46.892 ca nhiễm; trung bình mỗi ngày phát hi🍬ện 2.931 ca bệnh, phần lớn tại khu phong tỏa, khu cách ly.
Hà An