BS.CK1 Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết viêm gan B đang là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng tại Việ🌺t Nam. Phần đông người mắc bệnh viêm gan B sinh trước năm 1998, do thời điểm đó Việt Nam chưa áp dụng tiêm chủng vaccine cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh. Tuy nhiên hiện nhiều người dân chưa thực sự quan tâm phòng, chống bệnh viêm gan B.
Ví dụ anh Nam, 30 tuổi (quận 8, TP HCM) đang điều trị viêm gan B bằng thuốc tại nhà khoảng 5 năm nay. Năm 2017, anh Nam đột ngột bị vàng da, vàng mắt, chán ăn, khó tiêu, mệt mỏi, sau đó được chẩn đoán mắc viêm🍒 gan B. Anh cho biết chưa từng được tiêm và chưa nghĩ đến việc phải vaccine ngừa viêm gan B.
"Trong gia đình tôi không có tiền sử bị bệnh viêm gan B. Đến giờ tôi vẫn không rꦬõ vì sao mắc bệnh", anh nói.
Còn anh Trường (35 tuổi, ở Bình Thuận) mắc viêm gan B năm 2011. Trước đó, mẹ anh Trường mất do viêm g🀅an B biến chứng thành ung thư. Trườ𝓡ng cho biết phải điều trị viêm gan B suốt đời và gặp nhiều phiền toái khi mắc bệnh. Hiện Trường làm việc liên quan tới trồng và xuất khẩu thanh long, song hàng tháng phải đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM khám và lấy thuốc. Mỗi lần như vậy, anh phải thu xếp công việc, thời gian và chi phí.
"Trong nhiều năm, cơ thể không có một triệu chứng nào cho thấy bị bệnh nên tôi sốc lắm và từng nghĩ sẽ không điều t⛦rị", Trường cho biết.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh viêm gan B lưu hành cao ở khu vực châu Phi và c🐈hâu Á Thái Bình Dương. WHO ước tính năm 2019 thế giới có hơn 290 triệu người mắc viêm gan B mạn tính, khoảng 1,5 triệu ca mắc mới và khoảng 820.00ဣ0 ca tử vong mỗi năm do xơ gan và ung thư gan.
Trong đó, Việt Nam là nước thuộc khu vực lưu hành cao của virus viêm gan B. Thống kê của Bộ Y tế Việt Nam 2019, có khoảng 7,8 triệu người Việt Nam bị viêm gan B mạn tính và 1 triệu người bị ♕viêm gan C.
Theo Bệnh viện Bạch Mai, viêm gan đã trở thành nguyên nhân đứng thứ 3 gây tử vong ở Việt Nam với gánh nặng bệnh tật rất lớn. Khi bị nhiễm virus viêm gan, người bệnh có thể bị tiến triển thành viêm gan cấp và🧔 suy gan, xơ gan, ung thư gan. Bệnh thường diễn biến thầm lặng, có tới 90% người nhiễm không biết về tình trạng nhiễm virus của bản thân, vì thế khi phát hiện ra thường đã ở giai đoạn muộn, điều trị khó khăn.
Bác sĩ Chính cho biết, mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm virus viêm gan B. Người nhiễm ở độ tuổi càng trẻ thì nguy cơ gây viêm gan mạn tính hoặc ung thư gan sau này càng cao. Đặc biệt, có tới 80-90% trẻ đẻ ra bị nhiễm virus viêm gan B trong thời gian 1 nă🥀m đầu đời và 30-50% trẻ bị nhiễm virus viêm gan B trước 6 tuổi sẽ có nguy cơ mắc viêm gan mạn tính sau này.
Việc điều trị người viêm gan cũng rất tốn kém. Ước tính, trung bình người nhiễm virus viêm gan B phải tiêu tố💧n khoảng 60-200 triệu đồng tiền thuốc mỗi năm vàꦍ thời gian điều trị kéo dài từ 1 đến 2 năm.
Trẻ sơ sinh có nguy cơ lây nhiễm khi sinh từ 10% đến 90% n🐓ếu mẹ bị nhiễm viêm gan B. Đây là đường lây nhiễm nguy hiểm nhất. Nếu trẻ sơ sinh bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mạn tính là 90% và khoảng 25% trong số đó꧙ sẽ có nguy cơ bị ung thư gan và xơ gan.
Theo bác sĩ Chính, cách tốt nhất để phòng ngừa viêm gan B là tiêm vaccine. Nếu mẹ không bị viêm gan B, trẻ sinh ra cần tiêm một mũi vaccine tro✤ng vòng 24 giờ sau khi sinh. Nếu có mẹ bị nhiễm viêm gan B, ngoài một mũi vaccine ngừa viêm gan B như thông thường, trẻ cần được tiêm kháng thể (huyết thanh) ngay trong vòng 24 giờ đầu s𝓰au sinh để trung hòa kháng nguyên lây truyền từ mẹ qua.
Người lớn trước khi tiêm ngừa, cần xét nghiệm máu xem cơ thể đã có kháng thể hay chưa hoặc có đang nhiễm vꦐiêm gan B hay không. Hai xét nghiệm tối thiểu trước khi tiêm ngừa là HbsAg và AntiHBs. Nếu xét nghiệm máu chưa nhiễm virus (HBsAg âm tính) 🐲và chưa có kháng thể viêm gan B (AntiHBs âm tính) sẽ được khuyến cáo tiêm ngừa.
Vaccine phòng viêm gan B đã được ghi nhận an toàn và có hiệu quả cao, có thể có trường hợp phản ứng nhẹ sau khi tiêm như: cảm giác đau, đỏ hoặc sưng nh꧅ẹ tại chỗ tiêm, gặp ở khoảng 15% người lớn, 5% trẻ em; sốt nhẹ gặp ở khoảng 1-6%. Những phản ứng khác rất hiếm gặp như nổi ban, khó thở chiếm tỷ lệ khoảng 1/600.000 liều.
Minh Tâm
* Tên nhân vật được thay đổi.