Thời tôi mới vào học lớp năm tức lớp một bây giờ, tuy chưa biết đọc biết viết nhưng 💛đã thuộc lòng bài ca dao:
Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Tuổi thơ chưa biết gì, tâm hồn ngây thơ trong trắng như tờ giấy trắng đã được thầy cô giáo viết vào chữ “hiếu” rồi. Tu💦y chưa hiểu rõ ràng hiếu đạo phải như thế nào, nhưng khái niệm làm con phải hiếu thảo với cha mẹ là dấu ấn đầu đời khó quên của học siཧnh lớp người đi trước như chúng tôi. Bước sang năm đầu tiên bậc trung học chúng tôi lại được giáo dục chữ hiếu bằng tác phẩm “ Nhị thập tứ hiếu (NTTH)” tức 24 người con có hiếu ở Trung quốc thời xưa.
Thực lòng mà nói mãi đến bây giờ tôi không thể nào quên đượcᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ Ngu Thuấn, Quách cự hay Mẫn Tử Khiên với những dòng thơ vừa nhẹ nhàng, dễ hiểu vừa đậm tính nhân văn như:
Mẹ ghẻ lại tính càng sâu sắc
Em Tượng thêm rất mực điêu ngoa
Một mình thuận cả vừa ba
Trên chiều cha mẹ dưới hoà cùng em.
( Ngu Thuấn – NTTH)
Hoặc
Thầy Mẫn Tử rất đường hiếu nghĩa
Xót nhà quên quạnh quẻ đã lâu
Thờ cha sớm viếng khuya hầu
Chẳng may gặp phải mẹ sau nồng nàn
………………..
Sa nước mắt chân quì miệng gởi
Lạy cha xin xét lại nguồn cơn
Mẹ còn chịu một thân đơn
Mẹ đi luống những ba thân cơ hàn.
(Mẫn Tử Khiên – NTTH)
Tuy tác phẩm có những hạn chế nhất định về thời đại, nhưng chúng tôi đã học chữ hiếu đạo để là như vậy và không ít người trong chúng tôi đã hành xử đạo hiếu phù hợp với đạo đức xã hội. Chính tôi đ💯ã chứng kiến có người đã không ngần ngại từ bỏ chức q🌃uyền, địa vị xã hội để về nuôi cha mẹ cho tới lúc mãn phần.
Có một trường hợp cách đây ba năm ở Gò Vấp (TP HCM), một gia đình có bốn người con trai có học vị (có người là Thạc sĩ), địa vị xã hội lại 🌺nhẫn tâm hành hạ mẹ già trên 80 tuổi. Vụ việc được các báo thành phồ đăng tải và bị xã hội phản ứng dữ dội.
Vì sao vậy?
Nguyên nhân thì có nhiều và trường hợp sau đây cũng là điều đáng suy ngẫm. Khi cha mẹ anh bạn tôi còn sống, mỗi khi tới ngày giỗ Nội, hai con anh dù còn bé nhưng cũng phải làm thủ tục dâng hương quỳ lạy ông bà cố. Khi cha mẹ anh qua đời cũng là lúc chúng lên thành phố vào đại học. Những ngày giỗ mẹ anh thường thì năm nào cũng không trúng vào chủ nhật, sợ chúng mất bài vở, nên thay vì gọi v🃏ề anh chỉ báo tin cho chúng và nói: “Các con bận học, thôi thì cứ nhớ ngày và có chữ hiếu ở trong lòng là đủ”.
Rồi chúng tốt nghiệp đại học anh lo cho việc làm ổn định, lo tạo dựng giꦦa đình riêng. Biết chúng vừa bận bịu con cái và công việc công sở nên giỗ năm nào anh vẫn nói với chúng như trước đây. Lâu ngày rồi trở nên quen, chúng xem thường và xao lãng, cả việc về thăm anh chị chúng cũng quên nốt. Chỉ còn hai hôm nữa là tới ngày giổ mẹ, anh không nhắc chắc là chúng đã quên rồi. Anh nói: “nếu buộc chúng về cũng khó, nhưng cứ để như thế này hoài thì chẳng khác nào mình dạy con …bất hiếu”.
Đôi lúc bên chung trà nóng ngồi một mình dưới cội sứ già bên ngôi nhà cổ, anh ngẫm nghĩ: Giá mà chương trình bậc trung học൲ cơ sở bây giờ học sinh được học hai tác phẩm, Gia huấn ca và Nhị thập tứ hiếu thì hay biết mấy!
Nguyễn Minh (Long An)