Ba năm qua, dù liên tục được tăng cường, nh𒀰ưng đến nay, Thanh tra Bộ Lao động Thương binh Xã h🅰ội chỉ vỏn vẹn 43 người, thanh tra tại các Sở là 326.
Trong khi đó, lực lượng này phải thanh tra việc thự♛c hiện pháp luật lao động của hơn 360.000 doanh nghiệp cả nước; thanh tra thực hiện chính sách đối với khoảng 10 triệu người có công với cách mạng; và việc thực hiện chính sách đối với khoảng 30 triệu trẻ em của cả nước...
Theo khuyến cáo của Tổ chức lao động quốc tế, tại nước kém phát triển như Việt Nam thì cứ 40.000 lao động phải có 1 thanh tra viên. Như vậy Việt Nam cần bố trí khoảng 550 thanh tra lao động. Đó là chưa tính tới số thanh tra viên tꦦhực hiện thanh tra về người có công, bảo hiểm xã hội, trẻ em, giải quyết khiếu nại tố cáo và các vấn đề xã hội khác.
Chính vì lực lượng mỏng, lại "ôm" quá nhiều việc nên ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh thanh tra Bộ, từng tính toán𝐆 phải sau 150 năm thanh tra viên mới quay lại doanh nghiệp một lần. Việc phát hiện vi phạm là rất hiếm. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến tình hình tai nạn lao động, đình công liên tục gia tăng...
Tháng 8/2008, Thủ tướng đã chỉ đạo để xây dựng quan hệ lao động hài🌜 hòa, ổn định và ti🐼ến bộ trong doanh nghiệp thì cần tăng cường biên chế thanh tra lao động. Trên cơ sở này, Thanh tra Bộ Lao động đã xây dựng phương án cơ cấu tổ chức bộ máy.
Ở trung ương sẽ gồm Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cụꦉc quản lý lao động ngoài nước, đại diện Thanh tra Bộ tại miền Nam và Trung. Ở địa phương, cấp tỉnh 🌼sẽ có thanh tra Sở Lao động, cấp huyện có thanh tra huyện thuộc Phòng Lao động. Ngoài ra còn có thanh tra Sở biệt phái xuống các quận, huyện.
Về số lượng, giai đoạn đến 2010, lực lượng thanh tra toàn ngành khoảng từ 800 đế𓆉n 1.000 người, trong đó số làm công tác thanh ⭕tra lao động 550-650 người và chú trọng tăng cường thanh tra viên lao động cấp quận, huyện. Giai đoạn từ 2010 đến 2015 có từ 1.000 đến 1.500 người.
Hồng Khánh