Theo Nghị định vừa được Chính phủ ban hành, từ ngày 25/5, người giúp việc nếu ở cùng chủ nhà phải được nghỉ ít nhất 8 giờ mỗi ngày, và nếu làm cả năm thì được nghỉ 12 ngày có lương, mỗi tháng được nghỉ ít nhất 4 ngày... Tiền lương cho người giúp việc không được thấp hơn mức lương 🌊tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Ngoài ra, gia chủ phải trả t🍃hêm một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế theo quy định. Nếu làm việc ngoài giờ, ngày nghỉ lễ, Tết thì gia chủ cũng phải trả tiền thêm...
Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng theo 4 mức: |
Tuy nhiên, theo nhiều người dân đ🔯ang thuê người giúp việc, thực ra, mức ưu đãi của gia đình họ dành cho người giúp việc còn cao hơn các quy định này🗹 rất nhiều.
Chị Ngọc Nghĩa (quận 3, TP HCM) cho biết, từ lâu chị đã phải trả bác giúp việc 3,5 triệu một tháng, cao hơn với mức lương tối thiểu của khu vực TP HCM là 2,7 triệu đồng/tháng. Bác ăn ở cùng gia đình chị và các khoản ăn uống hay điện nước, xà phòng... sinh hoạt hằng ngày không tính vào tiền công. Bác gần như không tiêu đến lương, thường nhờ ch🍌ị giữ hộ, khi nào có việc cần hoặc đến Tết mới lấy cả mấy chục triệu. Chị Nghĩa nhẩm tính, nếu cộng chi ly các khoản, một tháng của bác không dưới 5 triệu đồng và gần bằng mức lương kế toán ở công ty của chị.
Để giữ chân người giúp việc, chị Nghĩa đồng ý cho bác nghỉ ngày chủ nhật, và không phàn nàn gì khi Tết bác nghỉ từ 22 tháng chạp đến rằm tháng giêng, đồng thời biếu thêm bác một tháng lương thứ 13 cộng thêm quà Tết và♌ tiền tàu xe.
Công việc hằng ngày của người giúp v🔯iệc nhà chị Nghĩa cũng không quá nặng nhọc và hầu như bác luôn được nghỉ nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày. "22h đêm cả nhà đã đi ngủ. 5h30 sáng tôi dậy tập thể dục, đi chợ thì bác giúp việc cũng dậy chuẩn bị bữa sáng. Ở nhà, bác giúp việc có nhiệm vụ giặt, phơi quần áo, chăm cây cảnh, thu dọn căn hộ hơn 100 m2. Nếu không có việc phát sinh, bác được tự do chơi, ngủ và xem TV đến 16h chiều thì chuẩn bị cơm nước và đón cậu út từ trường mầm non về rồi tắm rửa, cho bé ăn", chị Nghĩa kꦅể.
Đôi khi, chị Nghĩa thấy số tiền bỏ ra thuê giúp việc khá lãng phí bởi ban ngày họ không phải làm nhiều, nhưng buổi tối một mình chị không thể xoay xở với hai con trai, vì anh xã không mó tay vào việc gì. “Nếu bây giờ yêu cầu chủ nhà phải trả thêm một khoản tương đương phí đóng bảo hiểm xã hội và bảo ♒hiểm y tế cho người giúp việc thì tôi sẽ chia nhỏ khoản lương 3,5 triệu thành nhiều mục lương cơ bản, lương bảo hiểm, phụ cấp, bởi tôi thấy mức thu nhập của bác giúp việc là phù hợp với công sức họ bỏ ra. Còn nếu phải chi thêm nữa, chắc tôi sẽ cố gắng tự mình làm việc nhà, khỏi thuê”, chị Nghĩa nói.
Khi đọc quy định về người giúp việc, anh Thành (quận 7, TP HCM) giật mình vì thực tế mấy chị giúp việc từng làm tại nhà anh đều không ký hợp lao động, chỉ thỏa thuận miệng. Thậm chí, anh cũng chẳng nhớ tới việc khai báo tạm trú cho họ với công an phường. “Cho người giúp việc ở cùng là mình đã rất tin tưởng người ta, kiểm tra ﷺnhân thân rất kỹ, chủ yếu đều do người quen giới thiệu. Người giúp việc lỡ có làm hỏng cái gì mình cũng chẳng mấy khi phạt꧅, nếu tệ quá thì cho nghỉ việc luôn”, anh Thành cho biết.
Anh cho rằng, mối quan hệ giữa chủ nhà và giúp việc nhiều khi quan trọng là cách ứng xử với nhau, chứ hợp đồng hay quy định chưa chắc đã khả thi. Anh kể, bác giúp việc đang ở tại nhà anh thậm chí còn tự nguyện làm nhiều việc hơn l🍰à lúc đầu vợ chồng anh đề nghị. Anh đi nhậu về say xỉn chỉ có bác lo chăm sóc, t꧃hu dọn vì bà xã ghét mùi rượu nên không để ý. Vì điều này, thỉnh thoảng anh vẫn giấu vợ giúi thêm cho bác ít tiền cảm ơn.
“Nếu được đóng bảo hiểm xã hội, sau này không còn sức lao động bác ấy vẫn có khoản lương hưu thì mìꦅnh rất ủng hộ, mặc dù hiện nay bác ấy cũng đã 50 tuổi rồi. Gia đình mình cũng trả bác ấy 3,5 triệu mỗi tháng, bao ăn ở. Nhưng mình nghĩ bác sẽ giữ lại tiền, không đi đóng bảo hiểm vì bác vốn là nông dân, có bao giờ quan tâm đến bảo hiểm đâu”, anh Thành băn khoăn.
Một số gia đình khác cho rằng, nghị định mới ban hành khá ưu ái người giúp việc. "Nếu phải theo nghị định này, một thán🔯g họ phải được nghỉ ít nhất 4 ngày thì nhà tôi phải thuê 2 ôsin: Một người ăn ở trong nhà để chỉ làm việc 6 ngày/tuần, một người nữa làm việc vào chủ nhật", chị Bích (khu đô thị Mỹ Đình, Hà Nội) bày tỏ. Nếu không thuê người giúp việc thứ hai, thì cuối tuần chị sܫẽ phải vừa tự chăm con, dọn nhà và... mời người giúp việc dùng cơm.
"Thuê người để họ đỡ đần mình, giúp mình bớt vất vả nhằm tái tạo năng 🃏lượng, làm việc hiệu quả và nghỉ ngơi nhiều hơn, nhưng nếu theo quy định thì giúp ꧒việc còn sướng hơn cả chủ nhà rồi", chị Bích nói.
Cũng theo bà mẹ một con này, chuyện lương thưởng hoặc các khoản hỗ trợ tàu, xe về quê với người giúp việc, chắc chắn không gia đình nào bớt xén hay tiếc nếu lao động làm việc tận tình và có thái độ tốt, còn thời gian làm việc nên để hai bên tự thỏa thuận. "Vấn đề là tôi thấy các quy định này khó khả thi, vì ai sẽ đi từng nhà để kiểm trꦗa nhà đó có giúp việc, khi gia đình họ không tự trình báo?", chị nói.
Trong khi không ít gia chủ e ngại về quy định mới thì nhiều người đang làm giúp việc lại bày tỏ sự vui mừng.
Chị Sim (45 tuổi) đang làm giúp việc cho một gia đình tại quận 10, TP HCM rấ🌟t mừng nếu được tham gia bảo hiểm xã hội. Chủ nhà vốn là cháu họ của chị, là bác sĩ mở phòng khám ngoài giờ tại nhà. Ngoài giúp việc nhà, cuối ngày chị vẫn thu dọn phòng khám. Người cháu trả lương cho chị khওá hậu hĩnh nên chị luôn cố gắng làm thật nhiều. Chị cho rằng mình cũng không cần nhiều ngày nghỉ, chỉ khi nào gia đình ở quê có việc, chị mới cần đến.
Làm giúp việc chăm trẻ cho𓆉 một gia đình ở Nam Từ Liêm (Hà Nội) gần 2 năm, chị Hoan, 43 tuổi cho biết, chị rất mong những quy định trên sẽ được thực hiện nghiêm túc. "Nhà tôi cách nhà chủ chưa đầy 30 km, chồng, con tôi đều ở quê. Thi thoảng tôi muốn về thăm nhà, nhưng lại ngại chủ. Mình hỏi về, người ta không bắt ở, nhưng tỏ ra khó chịu. Nếu có quy định rõ ngày mình được nghỉ, cứ thế thực hiện, không phải áy náy hay nhìn thái độ người ta", chị Hoan nói.
Chị Hoan cho bi🦄ết, vốn là nhà nông, quen chỉ làm theo thời vụ, tính lại thích đông vui, sum họp gia đình, nên nhiều khi về nhà rꩵồi, nhất là dịp lễ Tết, chị hay nấn ná chẳng muốn đi. Tuy nhiên, nếu có hợp đồng lao động rõ ràng, quy định cụ thể, chắc chắn, những người làm giúp việc như chị sẽ có ý thức hơn về thời gian làm việc.
"Vui nhất là chúng tôi thấy công việc của mình không bị coi thường. Chứ như giờ, chủ nhà chỉ hơn con cái mình vài tuổi, mà nhiều khi sai bảo, nói năng với mình chả ra sao. Rồi con cái họ, mình chăm🥃 nom cả sớm lẫn khuya nhưng chúng cũng chả coi ra gì, ra giọng kẻ cả lắm", người phụ nữ quê Hà Tây cũ nói.
Giải thích về Nghị định mới này, một chuyên viên của Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp cho biết: "Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao✨ động một khoản tiền tương đương với mức ꦓđóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm".
Như vậy, chủ nhà phải trả thêm cho người giúp việc một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, cụ thể là 21% mức thu nhập hàng tháng của người lao động (BHXH là 18%, BHYT là 3%), và người l🍨ao động tự lo đóng bảo hiểm theo phương thức tham gia BHXH tự nguyện; chủ nhà không phải thực hiện đóng bảo hiểm cho người giúp việc.
Người g🌜iúp việc muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú để được hướng dẫn cụ thể.
Theo ông Đặng Đức San, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, chỉ 5-10 năm tới, khi xã hội tiến lên công nghiệp hóa, thành thị hóa, nhu cầu sử dụng người giúp việc gia đình ngày càng cao, nghề này sẽ là một xu hướng giải quyết việc làm. Do đó, việcꦦ ban hành các quy định chi tiết về lao động giúp việc gia đình l🌠à cần thiết. Điều này cũng góp phần thay đổi nhận thức xã hội, coi giúp việc gia đình là một nghề và người thực hiện việc đó được đối xử như người lao đ𝓰ộng thuộc các n♛gành nghề khác.
Ông San cho rằng, việc ra đời các q💧uy định cụ thể với lao động giúp việc gia đình là cơ sở pháp lý để thiết lập mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, từ đó tiến từng bước tới tạo dựng sự bình ▨đẳng trong mối quan hệ vốn khá nhạy cảm này.
Ông San thừa nhận, hiện nay, đội ngũ lao động giúp việc ở Việt Nam còn thiếu tính chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cũng khó đòi hỏi một người vừa đi cấy, đi cày ở vùng quê có﷽ ngay kỹ năng chuyên nghiệp khi bước vào một gia đình thành phố. Điều này cần thời gian và sự đào tạo thực sự. Khi đã có các văn bản pháp luật chứng tỏ giúp việc gia đình là một nghề thì sẽ có sự đầu tư cho việc đào tạo bài bản, để người lao động biết mình🌳 phải làm những công việc gì, có kỹ 🔯năng làm việc chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người sử dụng lao động.
"Mối quan hệ giữa người thuê với người giúp việc rất đặc biệt, vì không chỉ tiếp xúc trong 8 tiếng làm việc màꦑ có ꦦthể ở chung, ăn cùng ngày này sang tháng khác nên ngoài các quy định trong luật, đòi hỏi cần có sự hiểu biết và nhân văn giữa hai bên", ông nói.
Theo Vụ ꦛtrưởng vụ pháp chế, việc thực hiện các quy định mới này bước đầu có thể gặp khó kh▨ăn, do thực tế còn tồn tại như nhiều người sử dụng lao động không trình báo có thꦜuê giúp việc. "Hiện nay, ngay cả việc đăng ký hộ khẩu tạm trú cho chính mình nhi💙ều người còn không thực hiện. Họ nhận thức sai rằng những việc này gây phiền, không ích lợi gì. Song nếu có hợp đồng sử dụng lao động, trình báo việc sử dụng lao động giúp việc với địa phương, cơ quan chức năng mới có sự giám sát và cơ chế bảo vệ cả người giúp việc và người sử dụng lao động", ông San nói.
Trong trường hợp gia chủ không khai báo sử dụng người giúp việc, nếu bị phát hiện, sẽ chịu chế tài xử phạt theo quy định về xử phạt hành chính. Ngo🥂ài ra, chính người giúp việc hay bên gia đình sử dụng lao động này, nếu thấy bên kia không thực hiện đúng các quy định, có thể khiếu kiện lên cơ quan chức năng.
Vương Linh - Kim Anh