Câu chuyện hy hữu ấy từng khiến người dân xã Yaly (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) xôn xao suốt một thời gian dài. Đến nay, dù hơn𝔉 nửa năm trôi qua, hệ lụy của nó vẫn còn in dấu. Nhất là khi hai gia đình thông gia hụt vẫn chưa thể “hòa bình” trở lại. Còn chú rể, vẫn chưa thể nguôi ngoai nỗi buồn để đi tìm hạnh phúc mới cho mình.
Chàng rể bị “leo cây” nói trên là anh Dương sinh năm 1996, ở huyện Chư Păh, sống bằng nghề làm rẫy cà phê. Nhắc đến chuyện cũ, anh Dương không giấu được cảm giác buồn tủi hiện trên nét mặt. Đầu năm 2015, anh quen cô Nhàn (sinh năm 1998, ở xã Iamơ Nông) qua mai mối của một người bạn. Sau 3 thá🍬ng quen biết, hai bên nảy sinh tình cảm.
Anh ngỏ lời cầu hôn và được cô gái đồng ý. Chuyện đôi trẻ cũng được hai gia đình vun vén. Đến cuối năm 2015, hai ng𓆉ười dắt nhau đi làm giấy đăng kí kết hôn. Tại trụ sở ủy ban xã, mọi người mới té ngửa là Nhàn chưa đủ 18 tuổi, chính vì thế, cán bộ tư pháp xã Yaly đã không đồng ý cấp giấy chứng nhận kết hôn.
Do quá yêu và nhận thức còn hạn chế, anh Dương vẫn vận động cha mẹ hai bên làm đám cưới theo phong tục. Đám cưới diễn ra vào ngày 21/10/2015. Trưa hôm đó, xe đưa dâu từ xã Ia Mơ Nông về xã Yaly, khi qua con dốc nằm giữa địa phận hai xã thì bất ngờ đo𝕴àn rước dâu bị 4 thanh niên đi xe mô tô chặn đường không cho cô dâu về nhà chồng. Nhóm thanh niên này vốn là bạn người tình cũ của cô dâu, một mực ngăn cản đoàn xe. Sự việc chỉ được giải quyết khi một người trong họ nhà gái xuống xe khuyên can. Lễ tân hôn được họ nhà trai cử hành suôn sẻ cho đến chiều hôm đó.
Theo thông lệ, sau khi tiếp đãi ജhọ hàng, cô dâu chú rể mở tiệc khao bạn bè. Khi các bàn tiệc đã đủ người thì tân nương đột nhiên biến mất. Lúc đó chú rể ở bên ngoài tiếp đón bạn bè, chuẩn bị cho buổi tiệc. "Tôi đâu có biết Nhàn âm thầm vào phòng thay đồ rồi bỏ trốn. Mãi đến lúc thấy mọi người đợi lâu mà cô dâu chưa ra, tôi vào thì phát♍ hiện sự việc".
Sự biến mất của cô dâu khiến quan viên hai họ tá hỏa đi tìm. Gia đình rối như tơ vò, bạn bè ngườ♍i thân vì thế cũng chẳng còn tâm trạng nào mà nghĩ chuyện tiệc tùng. Người ra về, người ở lại động viên chú rể, bàn chuyện giải quyết hậu quả do cô dâu để lại.
Sau khi sự v♈iệc xảy ra, cha mẹ anh Dương đã đến nhà nói chuyện với cha mẹ cô dâu. Gia đình anh khi đó bày tỏ mong muốn đòi lại số tiền, vàng mừng cưới. Cha mẹ cô dâu thừa nhận con gái làm chuyện sai trái nên đến nhà nói chuyện, hứa hẹn sẽ khuyên Nhàn quay về. Nhưng hơn nửa năm trôi qua, cô gái vẫn không trở về. Anh Dương cho rằng cô có thể đã bỏ đi theo tiếng gọi tình yêu. Bởi trước đó, cô từng yêu một chàng trai🌳 cùng xóm. Thời gian hẹn hò với anh, cô vẫn nhắn tin qua lại với chàng trai này.
Sau đám cưới, anh Dương bị sốc nặng và suy sụp hoàn toàn. Có những ngày, tân lang đ🌌óng cửa nằm lỳ trong phòng, chẳng thiết ăn uống. Nhờ có sự động viên của gia đình, người thân, anh thoát khỏi tâm trạng bế tắc cũng như những suy nghĩ tiêu cực. Dù thế, hơn nửa năm sau đám cưới, anh vẫn chưa thể tự tin mở lòng vớiꦛ người con gái khác. Anh tâm sự: “Gia đình tôi không khá giả gì, phần lớn chi phí để lo đám cưới phải vay mượn. Chính vì vậy, tôi chỉ biết ráng tập trung vào công việc, vừa là để quên đi chuyện cũ, vừa là để giúp gia đình trả nợ. Còn nói yêu ai bây giờ, chắc tôi chưa dám”.
Ông Nguyễn Văn Ngạn (66 tuổi), Trưởng thôn và là hàng xóm của gia đình anh bày tỏ, khi sinh sống ở địa phương, anh Dương chưa bao giờ làm buồn lòng ai. Nhờ đức tính hiền lành, thậꦑt thà, lại chăm chỉ cần cù, anh được nhiều người quý mến. Khi mới biết tin anh lấy vợ, mọi người ai cũng vui mừng chúc phúc, không ngờ chuyện hôn nhân lại dở dang.
Đến thời điểm 🐻này, cô dâu hụt vẫn chưa trở về địa phương. Đám cưới nóiꦐ trên cũng không có giá trị pháp lý vì họ chưa thực sự đăng ký kết hôn.
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Theo Gia đình và Xã hội