Hà Nội là CLB thành công nhấ🍎t Việt Nam. Họ đang giữ kỷ lục sáu lần vô địch V-League, bên cạnh việc là ไđội bóng đầu tiên bảy lần vào chung kết Cup Quốc gia (trong đó có ba lần giành Cup mùa 2019, 2020 và 2022).
Tuy nhiên, hai năm gần đây, họ lần lượt chứng kiến chức vô địch V-League rơi vào tay CAHN và Nam Định. Trước thềm mùa 2024-2025, hai đối thủ này ít bị xáo trộn về lực lượng, nếu không muốn nói là được tăng cường thêm khá nhiều về chất lượng. Nam Định giữ nguyên cặp tấn công được ví như một nửa sức mạnh là Rafaelson và Hendrio, ꦇgiữ chân trung vệ Lucas Alves và bổ sung ba cầu thủ B🐎razil khác. Họ chiêu mộ thêm Joseph Mpande – ngoại binh ổn định hàng đầu V-League năm mùa gần nhất, từ Hải Phòng. Nếu Rafaelson hoàn tất nhập tịch Việt Nam, đội bóng thành Nam sẽ càng có lợi thế về nhân sự trên sân so với các đối thủ khác.
CAHN thì mua được cả nội và ngoại binh đáng kỳ vọng. Nội có trung vệ Trần Đình Trọng, tiền đạo trẻ Nguyễn Đình Bắc, hậu vệ Nguyễn Văn Đức – đội hình tiêu biểu V-League mùa trước, cập bến. Họ cũng thay hết ngoại b𒅌inh, để lấy về bốn cầu thủ Brazil, trong đó Leonardo Artur và Alan Sebastiao đã chứng minh được giá trị khi giúp Bình Định về nhì mùa trước. Artur ghi tám và kiến tạo 10 bàn, còn Sebastiao là 17 và năm, chỉ kém cặp Rafaelson và Hendrio, để biến Bình Định thành hàng công mạnh thứ nhì giải đấu với 47 bàn, sau Nam Định có 60.
Không những thế, CAHN còn chiêu mộ được Jason Quang Vinh Pendant – hậu vệ mang hai dòng máu Việt Nam và Pháp – theo suất Việt kiều chưa c🐲ó quốc tịch. Cầu thủ sinh năm 1997, với kinh nghiệm thi đấu nhiều năm Giải hạng Nhì Pháp (Ligue 2) và Giải bóng đá Nhà nghề Mỹ (MLS), được kỳ vọng sẽ giúp cánh trái CAHN mạnh lên, trong bối cảnh Đoàn Văn Hậu chưa hồi phục chấn thương.
"Hà Nội không e ngại vì cạnh tranh càng khốc liệt thì giải càng hấp dẫn", ông Quang nói với VnExpress trước thềm V-League 2024-2025. "Tôi nghĩ đây sẽ là mùa giải hấp dẫn bậc nhất lịch sử V-League, khi còn Bình Dương và Thể Công cũng sẵn sàng t🧔hách thức".
Đội bóng thủ đô cũng không có biến động mạnh về lực lượng,🎃 khi cầu thủ nội tốt vẫn ở lại. Vị trí hậu vệ có các tuyển thủ quốc gia Thành Chung, Đỗ Duy Mạnh, Phạm Xuân Mạnh, còn tiền vệ có Đỗ Hùng Dũng, Hai Long. Hꦺàng công đáng chú ý nhất vẫn là Văn Quyết và Phạm Tuấn Hải – hai chân sút nội dẫn đầu danh sách ghi bàn V-League 2023-2024, với lần lượt 11 và chín bàn.
Ba bản hợp đồng nội mới là hậu vệ Nguyễn Xuân Kiên (sinh năm 2000) từ Thể Công, tiền đạo Chu Văn Kiên (1998) từ TP HCM và Hồ Thanh Minh (2000) từ Huế. Hai cái tên đầu kém tiếng, còn Thanh Minh từng nằm trong đội🤪 hình vô địch SEA Games 31. Mùa trước, anh ghi 10 bàn cho Huế tại Giải hạng Nhất, chỉ kém Vua phá lưới Bùi Văn Bình của Bà Rịa Vũng Tàu một bàn.
Khi được hỏi về sự im ắng của Hà Nộiꦍ trên thị trường chuyển nhượng, ông giải thích rằng, Hà Nội muốn đầu tư và tối ưu hệ thống 🧔đào tạo trẻ, để biến nơi này thành nguồn cung cấp cầu thủ trước tiên. Còn trên thị trường chuyển nhượng, đội tìm kiếm cầu thủ còn trẻ và có tiềm năng phát triển. "Chúng tôi không chạy theo các bản hợp đồng ầm ĩ hay bom tấn", Chủ tịch CLB Hà Nội cho biết. "Ngoài phù hợp với ban huấn luyện, cầu thủ còn phải phù hợp văn hoá CLB".
Trong khi đó, vấn đề ngoại binh♉ là điều khiến Hà Nội đau đầu hai mùa gần nhất, với 10 cái tên khác nhau, nhưng không ai ở được quá một mùa và hiếm khi trở thành chỗ dựa cho cầu thủ nội. Năm nay, đội tiếp tục mua mới và kỳ vọng cao hơn, với hai người bản hợp đồng có lý lịch đẹp. Tiền đạo là tuyển thủ Guinea-Bissau Joao Pedro từng thi đấu cho U20 Bồ Đào Nha, các Giải VĐQG Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.ꩵ Tiền vệ Keziah Veendorp từng thi đấu cho U16, U17 và U18 Hà Lan. Năm 2014, cầu thủ sinh năm 1997 là đội trưởng Hà Lan vào chung kết U17 châu Âu, cùng đội với Donny Van de Beek, Stevie Bergwijn.
Theo ông Quang, lợi thế của Hà Nội so với hai đối thủ đến từ hai yếu tố. Đầu tiên, đội có triết lý kiểm soát bóng xuyên suốt nhiều năm và dù ở hoàn cảnh khó khăn nhất, vẫn luôn năm trong top༒ ba suốt từ năm 2010 đến nay. "Thứ hai là đội chỉ thi đấu Vꩲ-League và Cup Quốc gia, dành nguồn lực tốt nhất để có thể lấy lại vị thế", vị chủ tịch sinh năm 1995 nói.
Ở mùa trước, Hà Nội lần đầu tiên dự vòng bảng AFC Champions League (A🌠CL), với nhiều kỳ vọng. Nhưng cầu thủ phải thi đấu ba trận trong 10 ng𒁏ày khiến thể lực suy giảm ngoài dự tính. Ông Quang cho rằng bất lợi này có thể rơi vào chính các đối thủ, khi CAHN dự Cup CLB Đông Nam Á, còn Nam Định đá ACL Two.
Một vấn đề khác nằm ở vị trí HLV, khi Hà Nội quyết định trao niềm tin cho HLV Lê Đức Tuấn, sau ba năm liên tiếp theo đuổi con đường dùng nhà cầm quân ngoại, từ Park Choong-kyun, Chun Jae-ho (Hàn Quốc đến Bozidar Bandovic (Montenegro𓆉) và Daiki Iwamasa (Nhật Bản). Hà Nội có ý muốn giữ Daiki nhưng bất thành sau khi mùa giải 2023-2024 kết thúc.
Giải thích cho quyết định này, ông Quang nói: "Chúng tôi đã thử nhiều HLV ngoại, từ nhiều nền bóng đá khác nhau, nhưng kết qu⛦ả chưa như ý. HLV Lê Đức Tuấn có đủ thời gian gắn bó để hiểu cách vận hành, tính cách thành viên đội. Anh Tuấn sinh năm 1982 nhưng tôi tôi tin tưởng bản lĩnh trận mạc, có thể tạo ra khác biệt như các HLV cùng thế hệ là Xavi, Mikel Arteta".
Lê Đức Tuấn trước là hậu vệ chơi cho Đường sắt Việt Nam, Hà Nội ACB (đã giải thể) và Thanh Hoá. Ông là con của cựu danh thủ Lê Khắc Chính – cùng đội Tổng cục Đường sắt cũ với cố HLV Lê Thụỵ Hải và HLV tuyển nữ Việt Nam Mai Đức Chung. Trước khi làm HLV trưởng, ông Tuấn làm trợ lý, rồi làm HLV tạm quyền sau khi Hà Nội chia tay HLV Bandovic, vào tháng 10/2023. Tuy nhiꦯên, đội lần lượt thu𒅌a Wuhan Three Towns 1-2 ở vòng bảng ACL và thua ngược Hải Phòng 3-5 ở V-League, dẫn đến bị thay bởi HLV Đinh Thế Nam.
Hà Nội FC sẽ đá trận mở màn V-League 2024-2025 vào 19h15 hôm nay 14/9, tiếp Bình Định tại sân nhà Hàng Đẫy. Chủ nhà được đánh giá cao hơn khi đội á quân đã mất gần hết đội hình ღmùa trước do khó khăn tài chính. Ở nhữn♉g vòng tiếp theo, đội lần lượt đấu Thể Công, CLB TP HCM và CAHN.
"Chúng tôi muốn cầu thủ giữ được DNA khát khao về nhất ở mọi giღải đấu"🐭, ông Quang cho biết.
Hiếu Lương