"Những gì tôi và những người cùng chí hướng đề xuất là một cuộc tẩy chay ngoại giao", Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi phát bi൩ểu tại phiên điều trần trước quốc hội lưỡng đảng hôm 18/5, thêm rằng các quốc gia hàng đầu thế giới nên từ chối tham dự Thế vận hội.
"Chúng ta đừng tôn vinh chính phủ Trung Quốc theo cách để nguyên thủ quốc gia đến Trung Quốc", bà nói thêm. "Đối v🧔ới các nguyên thủ quốc gia đến Trung Quốc trong bối cảnh một cuộc diệt chủng đang diễn ra, thực sự đặt câu hỏi liệu các ngài còn tư cách đạo đức nào để tiếp tục nói về nhân quyền ở bất kỳ nơi nào trên thế giới?".
Một hội đồng độc lập của Liên Hợp Quốc cho biết vào năm 2018, họ nhận được báo cáo đáng tin cậy rằng ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác bị giam trong các trại cải tạo ở Tân Cương, Trung Quốc. Bắc Kinh mô tả đó là những trung tâm đào tạo nghề để tiêu diệt chủ nghĩa cực đoan, đồng thời bác bỏ cáo buộc ngược đãi v🐎à diệt chủng.
Bộ Ngoại giao Mỹ xem hành động của Trung Quố🗹c với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số ở Tân Cương là tội ác diệt chủng và đã áp nhiều lệnh trừng phạt. Ngày càng nhiều nghị sĩ Mỹ kêu gọi t꧃ẩy chay Olympics Mùa Đông ở Bắc Kinh, dự kiến diễn ra tháng 2/2022.
Hạ nghị sĩ Cộng hòa Chris Smith, người✨ dẫn đầu phiên điềuꦜ trần, cho biết các nhà tài trợ thuộc doanh nghiệp Mỹ nên được kêu gọi ra điều trần trước quốc hội và "phải chịu trách nhiệm".
"Cá🎃c doanh nghiệp lớn muốn kiếm thật nhiều tiền, và dường như không quan trọng hành vi nào, thậm chí là tội ác diệt chủng, mà quốc gia sở tại gây ra", Smith nói.
Nghị sĩ Dân chủ Jim McGovern nói thêm rằng Thế vận hội nên bị hoãn lại để Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) có thời gian "chuyển đến một quốc gia mà chính phủ không thực hiện hành vi" vi phạm 🎉nhân quyền.
"Nếu chúng ta có thể hoãn Thế vận hội một năm vì đại dịch, chúng ta chắc chắn có thể hoãn Thế vận hội một năm vì tội diệt chủng", McGovern nói, đề cập việc Nhật Bản và IOC quyết định hoã🌞n Thế vận hội Mùa hè 2020 ở Tokyo do Covid-19.
Một liên minh các nhà hoạt động nhân quyền hôm 18/5 kêu gọi các vận động viên tẩy chay Thế 🦂vận hội và gây áp lực lên IOC.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết họ hy vọng sẽ cùng đồng minh có cách tiếp cận chung để tham gi🀅a Thế vận hội ở Bắc Kinh, nhưng Ngoại trưởng Antony Blinken nhiều lần nói rằng vấn đề này vẫn chưa được đưa ra thảo luận.
Khi được hỏi về bình luận của Pelosi, một quan chức cấp cao nói rằng quan điểm của chính quyền đối với Thế vận♑ hội 2022 không thay đổi♔.
꧙൲Người phát ngôn đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Liu Pengyu nói những nỗ lực của Mỹ nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc tại Thế vận hội chắc chắn sẽ thất bại.
"Tôi tự hỏi điều gì khiến một số chính trị gia Mỹ nghĩ họ thực sự có cái gọi là 'tư cách đạo đức'? Về các vấn đề nhân quyền, họ không có tư cách gì, kể cả tron🌃🦩g lịch sử hay hiện tại, để đưa ra những chỉ trích vô căn cứ nhằm vào Trung Quốc", Liu nói.
Những người ủng hộ Mỹ thi đấu tại Thế vận hội ở Bắc Kinh cho rằng sẽ không công bằng nếu trừng phạt các vận động viên, và Thế vận hội sẽ cung cấp một nền tảng để Mỹ, quốc g♏ia có số huy chương Olympic Mùa Đông cao nhất, thể hiện sức sống trên toàn cầu.
Sarah Hirshland, giám đốc điều hành của 𝓡Ủy ban Olympic và Paralympic Mỹ, cho biết ủy ban lo ngại về "sự áp bức đối với người Duy Ngô Nhĩ", nhưng việc cấm vận động viên Mỹ tham gia Thế vận hội "chắc chắn ꦫkhông phải cách đáp trả". "Các cuộc tẩy chay Olympic trong quá khứ không đạt được mục đích chính trị", bà nói.
Huyền Lê (Theo Reuters)