𝐆Sáng 24/10, cho ý kiến tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội về tình hình kinh tế, xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu, trở thành điểm sáng kinh tế toàn cầu. Khi ông tham gia các hoạt động đa phương, gặp lãnh đạo một số nước, họ "cơ bản đánh giá rất cao nỗ lực, kết quả và rất chân thành khi nói về ấn tượng phát triển kinh tế Việt Nam thời gian qua".
ไTuy nhiên, Chủ tịch nước cho rằng hạn chế, khó khăn của Việt Nam còn rất nhiều, rất lớn. "Nhiều công việc cần giải quyết nhưng khả năng của cơ quan Nhà nước chưa đáp ứng. Nhiều vấn đề cần tháo gỡ nhưng tháo gỡ còn hạn chế".
🦩Theo ông, trong 10 năm qua, việc xử lý các ngân hàng 0 đồng chưa dứt điểm. Những việc này tiềm ẩn rủi ro lớn, hệ quả chưa thể đánh giá được đầy đủ. "Tại diễn đàn Quốc hội, có đại biểu từng nói con đường dài nhất là giữa nói và làm. Trong các kết luận của Đảng thường đánh giá tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu. Vấn đề này gây rất nhiều khó khăn", Chủ tịch nước nhận định.
⭕Người đứng đầu Nhà nước cho hay chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội sau Covid-19 được kỳ vọng rất lớn, Quốc hội thảo luận hào hứng, quyết tâm cao, "nhưng khi triển khai chương trình lại rất chậm". Đầu tư công "ban đầu tưởng chừng vấn đề khó nhất là không có tiền để tiêu nhưng khi có tiền rồi lại không chi tiêu được".
💟Ông cho rằng thực trạng trên có một phần nguyên nhân là do tác động của thế giới và khu vực, nhưng nguyên nhân nội tại là tổ chức thực hiện yếu. Việc phân cấp, phân quyền kết quả chưa cao, chưa rõ ràng, chưa khích lệ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hệ thống chính trị.
🃏Kết luận của Đảng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo hướng từng cấp xác định được thẩm quyền và trách nhiệm, cấp dưới không phải đi hỏi cấp trên vấn đề thuộc thẩm quyền và cấp trên không phải với tay xuống làm những việc của cấp dưới. Dù vậy, việc này chưa thực hiện được.
🥃"Mỗi lần đi hỏi tối thiểu mất ba tháng, trung bình 6 tháng, thậm chí có vấn đề đến 9 tháng để nhận được một văn bản trả lời là làm theo quy định pháp luật", Chủ tịch nước nêu thực trạng.
🌌Theo ông, nguyên nhân của phân quyền chưa hiệu quả là do tư duy thích ôm đồm quyền trong xây dựng chính sách. Lĩnh vực nào cũng muốn có quyền, không chịu phân cấp. Cán bộ làm sai bị xử nặng, người sai đường lối, chủ trương cũng từng bước bị xem xét kỷ luật, nhưng cán bộ ban hành nghị định, thông tư, thậm chí là luật mà khi triển khai gặp vướng mắc "thì chưa ai bị làm sao".
𝔍Về tình trạng cán bộ sợ sai, Chủ tịch nước nói đây là khuyết điểm bởi cán bộ không thể né tránh, sợ trách nhiệm. Theo ông, sợ sai để làm kỹ hơn, nghiên cứu pháp luật đầy đủ hơn, cân nhắc trước sau lợi hại đến quốc kế dân sinh trước khi quyết định là phẩm chất cần thiết của cán bộ. Tuy nhiên, ông cảm nhận có nguyên nhân khác là cán bộ không nắm rõ quy định của pháp luật.
ꦜ"Ông chuyên viên nói khó, trưởng phòng nói khó, lên phó giám đốc rồi giám đốc Sở nói khó, lên đến phó chủ tịch, Chủ tịch cũng nói khó theo. Cuối cùng mọi chuyện nằm tại chỗ hết, không ai giải quyết", Chủ tịch nước lấy ví dụ.
💯Vì vậy, ông đề nghị từng địa phương phải nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tránh tình trạng cái gì cũng rất tốt nhưng chỗ nào, gặp ai cũng nói vướng. "Diễn đàn như thế này mà chúng ta còn than khó, than vướng, chậm tháo gỡ thì người dân biết kêu ai?".
♌"Người dân bây giờ gặp chuyện là nghĩ ngay tới việc mình có quen ai không. Tư duy này phản ánh tiêu cực của xã hội. Phải làm sao để dân khó sẽ nghĩ ngay đến chính quyền, ủy ban, pháp luật, đó mới là tư duy lành mạnh và chúng ta cần hướng đến điều đó", Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.