Trong buổi gặp thân tình với nghệ sĩ gạo cội, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nói về những đóng góp qu♕ý giá của nghệ sĩ Kim Cương cho nghệ thuật💝 sân khấu và cho xã hội. Ông nhận định đối với khán giả, nhất là người miền Nam, các vai diễn của bà có sức cảm hóa lớn, từ đó nhắc nhở mỗi người nên sống tốt, thiện lành và có trách nhiệm hơn.
"Khi tuổi cao, về với cuộc sống đời thườn🌱g, chị vẫn luôn dành nhiều thời gian để tham gia các hoạt động giúp đỡ các em, các cháu có hoàn cảnh khó khăn", Chủ tịch nước nói. Ông chúc n🔥ghệ sĩ một năm mới luôn mạnh khỏe, bình an để tiếp nối công việc bà đã làm trong thời gian qua.
Nghệ sĩ Kim Cương nói hai ngày qua, bà thao thức vì niềm vui nhận được sự chia sẻ. "Đây là niềm hạnh phúc không chỉ dành riêng cho tôi mà cả giới nghệ sĩ lĩnh vực sân khấu. Tôi sẽ ghi nhớ mãi", b🍃à nói.
Ở tuổi 87, Kim Cương nhiệt huyệt với hoạt động thiện nguyện. Hôm 30/1, bà trao hơn 100 phần quà cho các diễn viên nhạc sĩ, nhạc công, công nhân sân khấu, trong Nghệ sĩ tri âm lần 10 - chương trình thường niên giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn của bà. Ngày 28/1, bà được vinh danh trong chương trình kỷ niệm sự nghiệp nghệ ♎sĩ, do Đài truyền hình TP HCM tổ chức.
Mỗi dịp xuân về, nghệ sĩ Kim Cương thường gõ cửa nh🙈iều doanh nghiệp, nhờ hỗ trợ các anh em diễn viên, công nhân hậu đài có cái Tết ấm êm. Nghệ sĩ nói: "Niềm vui ấy không phải cܫhỉ cho tôi mà còn cho các anh em. Nhiều đồng nghiệp một thời, tuổi đã ngoài 70, 80, hàng năm vẫn chờ tôi tổ chức chương trình. Họ trông ngóng gặp nhau hàn huyên".
Hai năm dịch, có lúc, bà tưởng phải ngừng chương trình vì gặp khó khăn, thách thức, nhưng rốt cuộc, hoạt động thiện nguyện vẫn được duy trì vìꦛ sự quyết tâm của n🥃hững người chung tay.
Cuối năm 2021, bà đồng hành cùng Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP HCM, kêu gọi doanh nghiệp giúp đỡ các em nhỏ có cha, mẹ hoặc cha lẫn mẹ đều qua đời vì đ🃏ại dịch.🏅 Bà liên lạc các diễn viên trẻ trong lớp đào tạo của nghệ sĩ Hữu Châu và đạo diễn Thanh Hiệp, mời họ đỡ đầu các bé.
Con em diễn viên có hoàn cảnh khó khăn cũng được bà tặng học bổng Bảy Nam - lấy theo tên mẹ bà, nghệ sĩ Bảy Nam. "Sinh thời, mẹ tôi trăn trở việc nghệ sĩ bị thời xưa xem là những người ít học. Tôi quyết tâm xây dựng quỹ học bổng để con em họ có điểm tựa, từ đ♕ó thành tài, có ích cho xã hội", Kim Cương cho biết.
Kim Cương được mệnh danh là "kỳ nữ" trong giới sân khấu Việt Nam, được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam vinh danh là "Nghệ sĩ viết nhiều kịch bản kịch nói nhất Việt Nam". Bà nổi tiếng qua những vở Lá sầu riêng, Dưới hai màu áo, Trà hoa nữ. Ngoài diễn xuất, Kim Cương còn nổi tiếng với công tác thiện nguyện. Nhiều năm, bà tổ chức sự kiện Nghệ sĩ tri âm để quyên𓄧 góp giúp các diễn viên, nhạc công, soạn giả nghèo khổ. Bà sáng lập quỹ học bổng Bảy Nam hỗ trợ các con em nghệ sĩ đang túng thiếu, hiện là Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi TP HCM.
Nghệ sĩ sinh trưởng trong gia đì🧸nh giàu truyền thống sân khấu, cha là bầu gánh hát Đại Phước Cương. Mẹ bà - nghệ♋ sĩ Bảy Nam và dì bà - nghệ sĩ Năm Phỉ - là huyền thoại sân khấu miền Nam.
Bà Bảy Nam từng lập gánh hát Nam Hưng, là nữ bầu gánh đầu tiên trong lịch sử cải lương. Hơn 70 năm đứng trên sân khấu, bà không chỉ là diễn viên mà còn là quản lý, trưởng đoàn, đóng hàng chục phim, kịch. Hai vở thành công nhất của bà là Lá sầu riêng và Bông hồng cài áo. Bà còn là tác giả kịch bản của các vở Nỗi đau lòng mẹ, Người đàn bà Việt Nam, Gươm vàng máu đỏ, Điều Tam Xuân, Tiêu Anh Phụng, Phấn hậu cung. Cùng với nghệ sĩ Phùng Há, bà được xem là một trong những vị tổ của cải lương Nam bộ. Năm 2004, bà Bảy Nam qua đời vì tuổi già.
Mai Nhật