Chiều 24/5, Quốc hội thảo luận tổ về dự thảo Luật Quản lý vũ khí và vật liệu nổ sửa đổi. Dự thảo bổ sung "dao có tính sát thương cao" vào nhóm vũ khí thô sơ. Đó là những co♐n dao sắc hoặc nhọn có chiều dài lưỡi dao từ 20 cm hoặc được hoán cải, lắp ráp để có công năng, tác dụng tương tự dao có tính sát thương cao.
Tổ chức, doanh nghiệp, cá n꧂hân khi sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu dao có tính sát thương cao phải khai báo về số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, tên cơ sở sản xuất với công an xã, phường, thị trấn sở tại. Theo Bộ Công an, đề xuất này nhằm quản lý chặt chẽ, không để tội phạm lợi 𝓀dụng để thực hiện hành vi phạm tội.
Chủ tịch nước Tô Lâm, nguyên Bộ trưởng Công an, nói hiện nay phần lớn vụ gây rối trật tự hoặc cố 🌜ý gây thương tích đều có hung khí là dao. Trong khi đó, pháp luật chưa có thiết chế quản lý chặt chẽ nên xử lý rất khó. "Dao có vai trò quan trọng phục vụ đời sống dân sinh, nhưng có trường hợp đi hàng chục người, xe nào cũng mang dao, mã tấu để trong cốp, có loại hàn để cán dài ra thì không thể nói là tôi đi phục vụ sản xuất được", Chủ tịch nước nói.
Theo ông, hành vi sử dụng dao như trên bị nghiêm cấm vì thể hiện ý định đe dọa, cướp giật và nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác. "Si🐠ết chặt quy định sử dụng dao nhằm xây dựng xã hội an toàn", ông nói, cho rằng luật sẽ chỉ điều chỉnh hành vi sử dụng dao không đúng mục đích. Trách nhiệm của Bộ Công an là giải thích rõ để người dân hiểu, tuân thủ và xử lý nghiêm người cố tình vi phạm.
Ông đề nghị Bộ Công an tiếp tục hoàn thiện nội dung này tại dự thảo, tiếp thu ý kiến đại biểu để hoàn chỉnh từng bước, đưa luật pháp dần sát thực tiễn. Nội dung nào còn sơ hở, cơ quan soạn thảo và thẩm tra tiếp tục hoàn thi💦ện.
Trung tướng🌳 Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội, cho rằng việc quy định dao sát thương cao là vũ khí thô sơ xuất phát từ thực tiễn quản lý trật tự tại Thủ đô. Cụ thể, cứ vào ngày cuối tuần, ngày lễ, thanh niên ở các khu vực 💯cửa ngõ Thủ đô, kể cả các tỉnh lân cận mới 15-16 tuổi đã rú ga, nẹt pô mang theo dao, kiếm, phóng lợn, kéo lê trên đường nhưng cơ quan chức năng rất khó xử lý.
"Theo quy định hiện tại, những người này chỉ bị xử tội gây rối trật tự với điều kiện trước đ🧸ó đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Nếuไ bổ sung như dự thảo luật lần này, công an sẽ đủ cơ sở xử lý với đối tượng ở độ tuổi đó", Giám đốc Công an TP Hà Nội nói.
Trong khi đó, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp 🌸luật Nguyễn Phương Thủy lại băn khoăn về quy định phải khai báo khi sản xuất, kinh doanh dao dài trên 20 cm. Nguyên nhân là các loại dao có mô tả tương tự như trong dự thảo "rất thông thường mà bếp nhà ai cũng có".
Bà cho rằn🔴g chỉ nên coi dao là vũ khí khi được sử dụng để gây thương tích. "Nếu dao do cơ sở sản xuất ra mà bị sử dụng làm vũ khí𝔍 thì cơ sở này có phải chịu trách nhiệm không", đại biểu Thủy đặt vấn đề.
Dẫn báo cáo của Bộ Công an, bà Thủy cho biết cả nước có đến 12 làng nghề sản xuất dao, chưa kể cơ sở công nghiệp với 12.300 cơ sở, hộ kinh doanh, 22.000 người tham gia. Nếu cơ quan chức năng bắt khai báo thì khốiꦡ lượng công việc hành chính rất lớn, tạo thêm các thủ tục cho người dân, doanh nghiệp, hao tốn kinh phí xã hội. Bà đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc quy định này.
Quốc 🦂hội sẽ biểu quyết thông qua dự án Luật Quản lý vũ khí và vật liệu nổ sửa đổi vào ngày bế mạc kỳ họp 7, ꦑ28/6.