Tranh thủ giờ nghỉ trưa 13/3, ông Trần Thế Thuận (Chủ tịch UBND quận 1) đã gặp gỡ nhiều người bán hàng rong ở phường Cầu Kho để có tư liệu thực tế cho việc thực hiện đề án Phố hàng rong - 𓄧tạo điều kiện buôn b��án cho những hộ kinh đang kinh doanh lấn chiếm vỉa hè.
Ủng ಞhộ việc lập lại trật tự vỉa hè của quận 1, nh꧂iều hộ kinh doanh bày tỏ mong muốn chính quyền sắp xếp cho họ chỗ buôn bán tập trung.
♚"Muốn thành Singapore thu nhỏ thì không thể một sớm một chiều. Chủ trương của thành phố là đúng nhưng rất mong các cấp quan tâm vì chúng tôi cũng phải kiếm tiền sinh sống, nuôi con", bà Nguyễn Thị Châu bán hàng rong trên đường Nguyễn Văn Cừ, nói với ông Thuận.
Còn bà Nguyễn Thị Hoa (ngụ phường Cầu Kho) tỏ ra vui ꦿmừng khi biết sẽ có phố hàng rong ở quận 1. "Tập trung lại thì dễ bán hơn mà lại s🍒ạch sẽ, đúng pháp luật. Mong thành phố nhanh chóng triển khai để chúng tôi có nơi buôn bán mới", bà Hoa đề xuất.
"Chúng tôi nhận thấy nhiều tâm tư, nguyện vọng chính đáng của họ. Đằng sau những gánh hàng rong, những hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa 🅘hè là cả cuộc sống của gia đình họ. Thế nên việc sắp xếp lại vỉa hè không đơn thuần là công việc hành chính, hơn hết là câu chuyện tổ chức đời sống của người dân với mục tiêu nhân văn, nghĩa tình", ông Thuận nói.
Ông Thuận cho biết, thời gian qua, cùng với việc lập lại trật tự vỉa hè, lòng lề đường trung tâm thành phố, 🍸quậཧn 1 cũng chuẩn bị phương án sắp xếp và bố trí công ăn việc làm cho người bán hàng rong.
Quận đã khảo sát và phân loại bà con theo những nhóm tiêu chuẩn khác nhau. Trong đó, những người còn trong độ tuổi lao động sẽ được dạy nghề phù hợp. Quận cũng vận động các mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí cho bà con trong thời gian đi🍷 học. Với những người ngoài độ tuổi lao động, quận phối hợp với các tổ chức đoàn thể, hội phụ nữ giới thiệu việc làm.
"Chủ trương của quận là dạy nghề phải phù hợp với trình độ của mọi người. Riêng các chị em, chúng tôi sẽ giới thiệu 🍸việc làm thêm tại nhà hoặc dịch vụ giúp 𒁏việc nhà", ông Thuận cho hay.
Ông Thuận dẫn chứ🦄ng, quận vừa vận động 50% tiểu thương chợ Bến Thành dùng túi giấy thay túi nylon với mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động của 🦄chợ. Số túi giấy này, Phòng Lao động quận sẽ ký hợp đồng với ban quản lý chợ, mang công việc về cho bà con làm tại nhà.
Với những cá nhân không có điều kiện theo các nghề trên, quận sẽ sắp xếp họ vào các khu vực Phố hàng rong. Kế ho👍ạch này đã được quận 1 chuẩn bị từ năm 2016. Khi đó, quận đã rà soát, lên danh sách gần 500 hộ kinh d✃oanh đang lấn chiếm vỉa hè, với dự kiến sẽ bố trí họ vào một tuyến phố để buôn bán.
Để kinh doanh tại đây, mọi người phải được tập huấn các kỹ năng bán hàng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đề án đã được lấy ý kiến các s🌸ở, ngành liên quan như Công Thương, Du lịch, Giao thông – Vận tải và cơ bản nhận được sự ủng hộ.
Những người được vào kinh doanh ở Phố hàng rong là những hộ nghèo và cận nghèo, đã buôn bán lâu năm ở trung tâm, cụ thể là🃏 ở phường Bến Nghé và Bến Thành - địa bàn khảo sát của đề án. Danh sách này dựa trên cơ sở dữ liệu của các phường, tổ chức đoàn thể, mặt trận tổ quốc nên sẽ không bỏ sót trường hợp nào.
Với các phường còn lại, quận 1 tổ chức cho ng▨ười dân buôn bán trên vỉa hè rộng hơn 3 m. Để đảm🌌 bảo mỹ quan đô thị, phần được sử dụng kinh doanh sẽ kẻ vạch sơn, phần còn lại dành cho người đi bộ. Quận sẽ cân nhắc và tham khảo các đơn vị liên quan để chọn các tuyến đường này.
"Nếu được thành phố thông qua, quận 1 sẽ triển khai ngay. Đề án mang tính mở, sẵn sàng tiếp thu đóng góp, đề xuất của người dân để điều chỉnh, hoàn th൲iện sao cho đáp ứng tốt nhất 𝕴cho nhu cầu của bà con buôn bán", ông Thuận khẳng định.
Mạnh Tùng