Chiều 3/12, Chủღ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Thường trực Ủy ban Xã hội và một số cơ quan liên quan, xem xét việc ban hành Nghị quyết cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc cách, đặc thù tr𒅌ong phòng, chống Covid-19.
6 chính sách lớn Chính phủ đề xuất gồm nhân lực tham gia tiêm chủng, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị người mắc Covid-19; thanh toán chi ༒phí tiêm chủn💃g, xét nghiệm, khám bệnh, chữa bệnh Covid-19; khám bệnh, chữa bệnh từ xa; thuốc, nguyên liệu làm thuốc; bình ổn giá trang thiết bị y tế; chính sách tiền lương, tiền công, phụ cấp và chế độ đối với người được điều động tham gia hỗ trợ phòng, chống Covid-19.
Thống nhất cần ban hành nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ cần bảo đảm tốt nhất chế độ, chính sách tiền lương, tiền công, phụ cấp và ﷽chế độ chính sách để bù đắp phần nào đóng góp, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ, nhân viên y tế và lực lượng khác trên tuyến đầu chống dịch.
Về bình ổn giá trang thiết bị y tế, Chủ tịch Quốc hội đề nghị chỉ nên đưa vào những loại thực sự cấp bách, đã được đánh giá tác động kỹ lưỡ𓂃ng, nhận được sự đồng thuận, thống nhất cao. Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, giải trình thêm về nội dung này trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét.
Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ ra một số chính sách Chính phủ đề xuất không thuộc phạm vi ủy quyền tại Nghị quyết 30 của Quốc hội thì không thể đưa vào. Đơn cử chính sách về khám, chữa bệnh từ xa chỉ áp dụng trong phạm vi khám, chữa bệnh Covid-19, đồng thời phải xác định rõ chủ♔ thể được khám, chữa bệnh từ xa, quy trình khám, chữa bệnh như thế nào, trách nhiệm ra sao?
"Các vấn đề khám, chữa bệnh từ xa không liên quan đến dịch bệnh Covid-19 cần được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng, thấu đáo khi sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh để bảo 𝕴đảm vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, vừa bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của người dân", ông Huệ nói.
Với một số cơ chế, chính sách khác, Chủ tịch Quốc hội đề nghị khi trao quyền cho Bộ trưởng Y tế thì đồng thời phải quy định t💫rách nhiệm thực hiện𒆙. "Các chính sách phải được đánh giá tác động kỹ lưỡng, thận trọng, bảo đảm tính minh bạch và hiệu quả để sau này Quốc hội còn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết như vậy có đúng không", Chủ tịch Quốc hội nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Thường trực Ủy ban nhất trí sự cần thiết ban hành Nghị quyết. Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách Chính phủ t♛rình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thực hiện cần được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng do đối tượng tác động lớn, phạm vi thực hiện không chỉ đối với hệ thống y tế mà cả ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chưa làm rõ tính cấp bách để được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 30/2021. Một số chính sách được trình để giải quyết những vướng mắc trong thời🔜 gian trướcꦛ, một số được trình để thực hiện lâu dài và dự kiến bổ sung khi sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Về việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người mắc Covid-19, Thường trực Ủy ban Xã hội thống nhất với Tờ trình của Chính phủ về việc thực hiện thanh toán theo ꧅số lượng thực tế sử dụng và mức giá mua vào theo kết quả đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, Chính phủ cần tổng kết các chi phí khám chữa bệnh Covid-19 thời gian qua, làm rõ mức trích từ quỹ bảo hiểm y tế để bảo đảm an toàn quỹ cũng như tính minh bạch, khả thi.
Cơ bản nhất trí việc cần có giải pháp thanh toán các chi phí trong tiêm chủng, xét nghi🅺ệm, khám chữa bệnh khi huyꦰ động cơ sở y tế tư nhân tham gia, tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Xã hội cũng đề nghị cần làm rõ "mức giá cao nhất" áp dụng tại cơ sở y tế tư nhân là giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế hay giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu.
"Để khuyến khích, tạo động lực cho cơ sở y tế tư nhân tham gia vào công tác phòng, chống dịch tự nguyện thì Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu cơ chế thanh toán các chi phí để vừa đảm bảo cân đối bù 🌞đắp chi phí vận hành của cơ sở tư nhân vừa phù hợp khả năng chi trả của ngân sách nhà nước", bà Th𝔉úy Anh nói.