Chuyện mở cửa cho ngườ♏i nước ngoài mua nhà tại Việt Nam một lần nữa thu hút sự quan tâm của các đại biểu, khi Thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận về Luật Nhà ở (sửa đổi) sáng 12/8.
Quy định này lần đầu được Bộ Xây dựng báo cáo trước Thường vụ hồi tháng 3/2014. Tại kỳ họp Quốc hội tháng 6 vừa qua, đây cũng là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm và là một trong 5 nội dung ghi nhận nhiều quan điểm khác nhau. Cũ𝓀ng vì những tranh luận này, Luật Nhà ở (sửa đổi) một lần nữa được xin ý kiến thường vụ, trước khi trình lại Quốc🗹 hội tại kỳ họp tháng 10 và 11 tới.
Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận ở hội trường được Ủy ban Pháp luật trình thường vụ sáng nay cho biết hầu hết đại biểu Quốc hội thống nhất với quy định mở rộng đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Một số cho rằng cần quy định chặt chẽ hơn về thời 🎃hạn cư trú cũng như các điều kiện hạn chế cụ thể khác để tránh đầu cơ, gây lũng đoạn thị trường nhà ở.
Tuy vậy, băn khoăn lớn nhất được đặt ra với Điều 156, quy định “cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được quyền sở hữu nhà”. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Nguyễn Kim Khoa nhận xét đối tượng như trên là quá rộng, vì bao gồm cả khách thăm thân, du lịch… Theo ông Khoa, cần giới hạ🌃n nhập cảnh bao nhiêu ngày thì mới được mua nhà, để đồng bộ với quy định tại Luật Xuất nhập cảnh, cư trú ๊của người nước ngoài vừa được Quốc hội thông qua.
Tuy nhiên, Ủy ban Pháp luật (cơ quan thẩm tra) lại cho rằng không nên quy định thêm về điệu kiện cư trú. Thay vào đó, cần đặt ra giới hạn chỉ cho phép muꦚa nhà ở tại khu vực không cấm người nước ngoài cư trú, đi lại; chỉ được mua loại nhà ở có giá bán cao hơn mức giá do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ… Khi đó, quy định này sẽ không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh cũng như chính sách đối với người dân trong nước, đặc biệt là đối tượng có khó khăn về nhà ở.
Cũng tại dự luật, các tổ chức, cá nhân nước ngoài là chủ sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định phải thanh toán tiền qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để🅷 phòng, chống việc rửa tiền. Tuy nhiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp - Nguyễn Đình Quyền nhận định cách làm này sẽ gây cản trở thủ tục với người nước ngoài. Ông đề nghị chỉ nên quy định cách thanh toán tương tự như người Việt. |
Ủy ban nhấn mạnh, quy định như dự thảo luật không chỉ thu hút vốn của nước ngoài vào Việt Nam mà còn góp phần 🥂thúc đẩy thị trường bất động sản trong nước phát triển, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy vậy luận điểm này lại nhận được phản ứng ngạc nhiên từ phía Chủ tịch Quốc hội. "Nếu cứ qua cửa khẩu vào Việt Na൩m là được mua nhà thì lạ quá", ông Nguyễn Sinh Hùng nói.
Trình bày sau đó, Chủ tịch Quốc hội hoan nghênh nếu người nước ngoài về Việt Nam mua nhà để định cư, làm𝓀 ăn, học tập. Nhưng nếu chỉ nhập cảnh vào🐭 vài ngày rồi đi mà được mua nhà thì ông lưu ý ban soạn thảo cần cân nhắc lại.
Một nội dung khác cũng khiến người đứng đầu Quốc hội băn khoăn là đề xuất lập Quỹ phát triển nhà ở 🌃xã hội của Bộ trưởng Xây dựng - Trịnh Đình Dũng: “Nguồn tiền phát triển nhà ở cần rất lớn, trong khi thu nhập của đối tượng được mua nhà xã hội lại thấp. Do vậy, tôi tha thiết mong được lập qღuỹ", ông Dũng nói.
Đồng tình với chủ trương này, Ủy ban Pháp luật cho rằng việc thànhꦯ lập quỹ là để tạo thêm một kênh huy động vốn với lãi suất ưu đãi, ổn định và thời gian cho vay dài hạn của với các địa phương có nhu cầu cao về nhà ở. Ngoài ra, quỹ cũng dành cho các doanh nghiệp tham gia xây dự𝔉ng nhà ở xã hội vay.
Dù vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cân nhắc vì "không thể cứ làm một dự án luật luật lại đẻ ra một cái quỹ". Chủ tịch dẫn chứng trước đây Việt Nam đã lập ra ngân hàng chính sách, quỹ phát triển đất... Nay nếu chấp thuận đề xuất của Bộ Xây dựng, sẽ lại sinh ra quỹ phát triển👍 nhà ở.
“Có nhất thiết đưa quỹ phát triển nhà vào luật không? Đừng có bao cấp nửa chừng. Trong trường hợp Quốc hội chấp thuận, cần lưu ý 🐎quản lý phải chặt chẽ. Hiện thủ tục hành chính đang vô vùng lộn xộn”, Chủ tịch Quốc hội nhắc nhở.
Chí Hiếu