Theo nội dung Văn phòng Quốc hội truyền đạt ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Tài chính - ngân sách và Uỷ ban Kinh tế được giao giám sát hoạt động, thực trạng tài chính của Nhà máy lọc dầu Nghi S🐼ơn.
Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu các cơ quan của Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết 42/2021 của Quốc hội, trong đó cho phép Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được sử dụng lợi nhuận sau thuế, sau trích các quỹ để xử lý số tiền bù giá꧙ trong bao tiêu sản phẩm ཧcho Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Chính phủ báo cáo Quốc hội số tiền xử lý bù giá này khi lập, thực hiện dự toán và quyết toán hàng năm. Số liệu xử lý bù giá phải được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán.
Uỷ ban Tài chính - ngân sách và Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cũng được giao theo dõi, nắm bắt tình hình về sản xuất, nhập khẩu, bảo đảm nguồn cung ứng xăng dầu, cũng như việc bình ổn thị trườ💜ng trong nước.
Việc nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất từ trung tuần tháng 1 vì thiếu tiền nhập nguyên liệu, theo Bộ Công Thương là khởi nguồn cho sự khan hiếm nguồn cung xăng dầu ❀trong nước vừa qua.
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn được đặt tại khu kinh tế mở Nghi Sơn (Thanh Hoá) với tổng vốn đầu tư 9 tỷ USD, đi vào vận hành thương mại từ cuối năm 2018. Nhà máy này cung ứng 34% nguồn cung xăng dầu trong nước đến cuối năm 2021. Nhận được nhiều ưu đãi, song theo Bộ Công Thương, tình hình tài chính của Nghi Sơn không mấy khả quan khi nhà máy này lỗ luỹ kế 3,3 tỷ USD từ năm 2018 đến nay và kღhoản nợ nguyên liệu cũng🐼 lên tới 2,8 tỷ USD.
Hiện, những khó khăn tài chính của Nghi Sơn đã tạm thời được giải toả, khi nhà máy này được cấp tài chính để duy trì hoạt động. Song, theo Bộ Công Thương, kh🍰oản tài chính này chỉ giúp nhà máy ൩vận hành bình thường tới hết tháng 5. Lọc dầu Nghi Sơn đang hoạt động ở mức công suất khoảng 60%, theo kế hoạch tăng lên 80-85% vào giữa tháng 3 và từ đầu tháng 4 sẽ hoạt động toàn bộ 100% công suất.