Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình h🍬ôm nay phát biểu trước lãnh đạo và doanh nhân các nền kinh tế 🌱thành viên tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC (CEO Summit) diễn ra ở Cung hội nghị Ariyana, Đà Nẵng, ngay sau bài phát biểu của Tổng th🐎ܫống Mỹ Donald Trump.
Mở đầu bài phát biểu, ông Tập nhắc đến cuộc khủng🏅 hoảng kinh tế toàn cầu cách đây 10 năm, cho rằng cộng đồng qu💫ốc tế đã cùng nhau hợp tác giúp nền kinh tế toàn cầu phục hồi. Ông cho rằng kinh tế số đang phát triển nhanh chóng là xu thế mới của thế giới, là động lực mới của phát triển.
Thế giới đang chứng 🐈kiến nhiều thay đổi sâu sắc trong quản trị kinh tế toàn cầu, buộc các nước "cần thượng tôn chủ nghĩa đa phương, cùng theo đuổi phát triển chung, thông qua xây dựng, phát triển các mối quan hệ đối tác, xây dựng cộng đồng chung vì tương lai loài người".
🐻Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh vào hợp tác song phương trong bài phát biểu trước, ông Tập cho rằng châu Á - Thái Bình Dương phải hợp tác đa phương với nhau, thúc đẩy nền kinh tế mở để có một tương lai tươ🐓i sáng hơn. "Mở cửa mang lại tiến bộ, đóng cửa sẽ bị bỏ lại phía sau".
"Trong vài thập kỷ qua, toàn cầu hóa kinh tế đã đóng góp lớn cho tăng trưởng to♓àn cầu. Trong thực tế, nó đã trở thành sự thay đổi lịch sử không thể đảo ngược. Để theo đuổi toàn cầu hóa, chúng ta cần để nó rộng mở hơn, bao trùm hơn, cân bằng hơn, công bằng hơn và mang lại lợi ích cho tất cả".
Thế giới cần phát triển sáng tạo, tạo ra động lực mới ▨cho tăng trưởng, tránh tình trạng gián đoạn, duy trì phát triển dựa trên đổi mới, cách m🐭ạng công nghiệp, kinh tế số và chia sẻ toàn cầu, đột phá trong kỹ thuật mới như trí thông minh nhân tạo.
Đề cập tới 🦄"Vành đai và Con đường", ông Tập cho rằng s🥀áng kiến này sẽ khiến kinh tế châu Á - Thái Bình Dương rộng mở hơn, tạo điều kiện để phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối, phối hợp kinh tế để gia tăng thịnh vượng chung cho cả châu Á, châu Âu và châu Phi.
Ông cho biết Trung Quốc đã nỗ lực rất nhiều để chuyển đổi nền kinh tế, theo đuổi chín🎐h sách lấy con người làm trung tâm phát triển, để sự phát triển có lợi cho tất cả.vĐể phát triển kinh tế trong tình hình mới phải ưu tiên cải cách, giữ ổn định tăng trưởng, tăng năng suất lao động, hệ thống công nghiệp, kinh tế, sự hiện đại của nền tài chính, nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh liên kết qua Internet, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh, xây dựng nền kinh tế sáng tạo, cạnh tranh.
"Là nền kinh tế lớn th🧔ứ 2 thế giới, Trung Quốc đã có những bước đi định hướng, tăng cường cải cách cơ cấu về cung ứng và chúng tôi đang theo đuổi sự phát triển chất lượng cao hơn, công bằng hơn và bền vững hơn với những thành tựu đáng kể tăng 7.2%/ năm đóng góp 30% cho tăng trưởng toàn cầu, trở thành động lực chính của tăng trưởng toàn thế giới.".
Trung Quốc đã "nỗ lực loại bỏ hàng rào thể chế, thông qua cải cách toàn diện với 360 sáng kiến và 1500 biện pháp, những khuôn khổ cải cách đã được thực hiện ở nhiều lĩnh𝓰 vực quan trọng, chuyển đổi mô hình ngoại thương và đầu tư nước ngoài".
Nhận định các khu kinh tế mới, các thành phố tiêu chuẩn là động lực m🌄ới cho phát triển kinh tế khu vực, ông Tập khẳng định Trung Quốc sẽ tăng trưởn♔g dựa trên sáng tạo, chất lượng cao, với các mô hình kinh doanh mới, từ đó truyền lại kinh nghiệm cho các nước.
"Chúng tôi sẽ nỗ lực tạo ra cuộꦆc sống tốt đẹp hơn cho người dân, tiếp tục nâng cao đời sống thông qua đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Tạo dựng cơ sở công bằng đảm bảo an toàn, hạnh phúc cho người dân. Tiếp tục hướng đến xóa đói giảm nghèo, để chắc chắn rằng đến năm 2020, người dân nông thôn Trung Quốc sẽ thoát nghèo và mỗi người trong 1,3 tỷ dân Trung Quốc không ai bị bỏ lại phía sau".
Chủ tịch Trung Quốc nhắc lại mục tiêu phát triển của nước này được đề ra trong Đại hội 19, trong đó phấn đấu đến năm 2035 Trung Quốc sẽ là nước xã hội chủ nghĩa hiện đại và trở thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại với sự phồn thịnh, tự chủ, văn hóa tươi đẹp vào năm 2050.
Trung Quốc "sẽ nỗ lực xây dựng một thế giới thịnh vượng, văn minh, an toàn, sạch sẽ, đảm bảo sự hài hòa giữa các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đảm bảo sự công bằng và hòa bình tạo ra khuôn khổ hợp tác quốc tế dựa trên bình đẳng, cùng có lợi, cũng như mong muốn xဣây dựng một nền chính trị và kinh tế thế giới ngày c🦂àng công bằng hơn."
"Khu ღvực châu Á - Thái Bình Dương luôn cần sống trong hòa bình ổn định thịnh vượng, luôn tuân thủ nguyên tắc công bằng, hòa bình, đối tác toàn thế g💯iới, theo khuôn khổ hợp tác quốc tế, dựa trên bình đẳng cùng có lợi", ông kết thúc bài phát biểu.
Xem diễn biến chính