Sau 6 giờ công bố cáo trạng dài 102 trang, 16h30 ngày 11/7, HĐXX bắt đầu xét hỏi 54 bị cáo trong đại án "chuyến bay giải cứu", trong sốꦛ này có 21 cựu cán bộ cấp cao Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ 🦂Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, UBND Hà Nội và Quảng Nam.
Ba người được tách khỏi phòng xử để đảm bảo lấy lời khai khách quan, gồm cựu Cục trưởng Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, Nguyễn Thị Hương Lan; Hoàng Văn Hưng, cựu Trưởng phòng Chính trị hậu cần, Cục An ninh điề🐽u tra, Bộ Công an và Trần Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hoà.
Khai về động c꧃ơ, nguyên nhân đưa hối lộ, bị cáo Đào Minh Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vijasun, nói "bị cán bộ các bộ ngành ép đến mức cùng cực". Bị cáo cho hay ban đầu đã nộp hồ sơ xin tổ chức chuyến bay tại 5 Bộ theo đúng quy định, song liên tục bị Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Bộ Giao thông Vận tải gây khó khăn vì không "làm việc với họ".
"Ví dụ, ngày mai bay, nhưng tối nay bị cáo mới được Cục Lãnh sự báo là chuyến bay được cấp phép. Một chuyến bay vô cùng tốn kém, riêng tiền thuê máy bay 6 tỷ đồng, phải trả trước nhiều tuần để đặt. Người dân cũng cần có thời gian trả nhà, thu xếp đồ đạc, rất nhiều việc cần lo nhưng mai bay mà tối nay mới biết có được🦄 về hay không", ông Dương nói song bị chủ tọa ngắt lời, yêu cầu khai báo trọng tâm.
Tiếp tục trình bày, ông Dương khai sau đó đã phải chuyển hướng sang xin tại Cục quản lý Xuất nhập cảnh, thông qua bị cáo Vũ Anh Tuấn (cựu Phó phòng tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cả🧔nh, Bộ công an) và qua bị cáo Phạm Trung Kiên khi đó là thư ký thứ trưởng Bộ Y tế. Tuy nhiên, việc xin cấp phép ở hai cơ quan này cũng không dễ dàng, do ông Dương cũng luôn bị hai cán bộ kia "quát tháo, ép đưa tiền".
Chủ tịch VijaSun cho hay, bị cáo Kiên ra giá 150 triệu đồng cho mỗi chuyến "không thì đừng mong được bay". "Còn anh Vũ Anh Tuấn nói cũng không muốn thu tiền của tôi, nhưng nếu không đưa tiền thì sếp anh ấy không ký, thì cũng không bay đượ🎃c", bị cáo Dương nói.
Lời khai của ông Dương, bị truy tố tội Đưa hối lộ, khớp với xác định của VKS - tức để được tổ chức 22 chuyến bay, bị cáo phải đưa ông Tuấn 1,6 tỷ đồng, đưa cho ông Kiên 1,1 tỷ đồng. Hai người này đều đã chuyển trả lại cho Công ty Vijasun trước khi bị truy tố. Ông Kiên, trong vụ án, được xác định là người nhận h🙈ối lộ nhiều nhất vụ án꧙, hơn 42 tỷ đồng trong 11 tháng, trung bình gần 4 tỷ đồng mỗi tháng.
Ngoài ra, ông 💙Dương cũng bị cáo buộc đưa hơn 860 triệu đồng cho bị cáo Vũ Ngọc Minh, cựu Đại sứ Việt Nam ở Angola, để đưa khách lẻ về nước. Giải thích việc này, bị cáo Dương nói do ông Minh chủ động đề xuất và ra giá 3 triệu đồng một khách.
Tương tự bị cáo Dương, Phan Thị Mai (Giám đốc Công ty Sao Mai) khai khi thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước đều nộp hồ sơ ở đầu mối là Cục Lãnh sự. Thế nhưng, việc được cấp phép chuyến bay "không hề🌳 dễ dàng", "đều bị làm khó". Ngoài những quan chức ở Bộ Ngoại giao như ông Tô Anh Dũng, Hoàng Tùng, Lưu Tuấn Anh, bị cáo còn phải làm việc với Vũ Anh Tuấn, Cục quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an và thư ký thứ trưởng Phạm Trung Kiên.
Chủ tọa t𝓰ruy: "Hồ sơ đã nộp Bộ Ngoại giao, vậy bị cáo liên hệ với Bộ Y tế và Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an làm gì?". Mai trả lời, do nhận được thông tin Cục Xuất nhập cảnh "phàn nàn rằng không thấy doanh nghiệp liên hệ". Bị cáo được cho số điện thoại và được bị cáo Tuấn thông báo "muốn tổ chức chuyến bay phải có chi phí cảm ơn".
Bị cáo Mai khai cũng bị Phạm Trung Kiên yêu cầu chi tiền để được cấp phép. Với giấy phép cho 15 chuyến bay, Mai đã đưa cho bị cáo Tuấn 360 triệu đồng, Kiên 600 triệu đồng. Cùng với việc đưa tiền cho một số quan chức ngoại giao khác, Mai🧔 bị cáo ꩵbuộc đã 9 lần đưa hối lộ, tổng cộng 2,3 tỷ đồng.
Trả lời thẩm vấn chiều nay, bị cáo Vũ Minh Thắng (Giám đốc Công ty Thuận An) nói, sau 8 lần bị Cục Lãnh sự làm khó, đến lần thứ 9 công ty mới được cấp phép chuyến bay đầu tiên ngày 23/10/2021. Việc này suôn sẻ do Thắng đã "chi" 600 triệu đồng cho Cục trưởng Lãnh sự. Ngay sau đó, Thắng nhận được điện thoại của Kiên và Tuấn, yêu cầu 🅘"lên gặp nói chuyện".
"Vũ Anh Tuấn nói rõ là phải chi 150 triệu đồng cho mỗi chuyến để báo cáo sếp thì mới được cấp phép. Kiên cũng đưa ra giá tương tự. Bởi thế sau đó bị cáo đã chuyển cho Kiên꧅ hai lần, mỗi lần 150 triệu và Tuấn một lần 150 triệu đồng", ông Thắng trình bày.
Theo cáo buộc, Thắng đã đưa hối lộ tổng cộng 2,1 tỷ đồng. Khác với một số chủ doanh nghiệp cho rằng "bị làm khó", bị cáo Nguyễn Thị Dung Hạnh (Giám đốc Công ty G1) khai không𓃲 bị như vậy. Mọi hồ sơ của bà Hạnh đều thuận lợi khi được ông Lê Dũng, cựu Chánh văn phòng Bộ Ngoại giao, nói giúp.
Sau khi tổ chức được chuyến bay, bà Hạnh tự tìm hiểu ♋và chủ động đưa🔯 quà cảm ơn nhưng đều bị quan chức Bộ Ngoại giao từ chối. Bởi thế, mỗi lần đưa tiền Hạnh đều gói kín trong một túi, bên trên để một số vật phẩm khác.
"Không bị làm khó lại đưa tiền làm gì?", chủ tọa hỏi. Bà Hạnh cho rằng "chỉ có tính chất cảm ơn". Bà thấy áy náy khi mọi người đều phải làm việc vất vả nên đã tự nguyện đưa tiền. Theo cáo buộc, sau khi được c𝔍ấp phép 12 chuyến bay, bà Hạnh đã đưa hối lộ 3,1 tỷ đồng cho 6 cá nhân.
VKSND Tối cao xác định, các chuyến bay giải cứu theo hình thức người dân tự nguyện trả phí toàn bộ (combo) được thực hiện từ tháng 10/2020. Doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức phải xin chủ👍 trương của UBND cấp tỉnh, thành phố - nơi thực hiện cách ly công dân về nước. Hồ sơ sau đó được gửi về Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao để đơn vཧị này tổng hợp, lấy ý kiến tổ công tác 5 bộ (Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải, Quốc phòng).
Từ đầu 2020 đến khoảng giữa năm 2021, Bộ Ngoại giao đề xuất Chính phủ phê duyệt 372 chꦡuyến bay combo. Để có chi phí "bôi trơn" khi thực hiện các chuyến bay, nhóm 20 doanh nghiệp với hơn 100 pháp nhân phải nâng giá vé, "vẽ" thêm nhiều chi phí phát sinh với khách hàng có nhu cầu về nước giữa đại dịch.
Thanh Lam - Phạm Dự