Thông tin được nêu trong cuộc họp giữa các cơ quan chức năng của thành phố với bà Nguyễn Thị Út Em, chủ trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) cùng 🅰phụ huynh, chiều 30/3.
Lúc 14h, hội trường của AISVN gần như chật kín, khoảng 600 ph📖ụ huynh tham dự buổi họp. Thượng tá Vũ Thị Thúy Hà, Phó phòng An ninh chính trị nội bộ (PA 03), Công an TP HCM, cho biết chủ đầu tư của trường hiện không còn khả năng tài chính.
"Hôm qua, đội ngũ giáo viên nước ngoài rất cănไg thẳnꦉg, hiệu trưởng khẳng định nếu không đảm bảo tài chính sẽ nghỉ việc", bà Hà nói.
Theo bà, cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ hoạt động của bà Út Em. Mọi cuộc đàm phán giữa chủ trường với các nhà đầu tư đều chưa có kết quả. Nhà đầu tư do phụ huynh giới thiệu cũng dừng ở mức tìm 🐷hiểu, nghe những lùm xùm đều rút lui.
Khi làm việc với một số đối tác, các bên cho rằng trường lỗ một phần do học phí ꩵđang "rất thấp" so với các trường cùng chất lượng. Do đó, bà Út Em đề nghị xin hỗ trợ từ phụ huynh, 🐓là khoản chênh lệch để bù giá học phí mà thời gian qua bà không bù nổi. Đây là phương án ngắn hạn đến tháng 6.
Còn về dài hạn, bà Út Em đề nghị cổ phần hóa doanh nghiệp. Phụ huynh đóng tiền, thực tế sẽ là hợp đồng góp vốn, dân 🐬sự, phù hợp với pháp luật. Khi đó, phụ huynh được hưởng giá trị cổ phần tương đ൲ương. Với các khoản vay từ đợt 1 cho đến nay, ai có nhu cầu thì sẽ chuyển tiền thành cổ phần. Nếu không thì khi nhà trường có phương án, như bán cổ phần, sẽ trả lại.
"Tóm lại, phương án dài hạn mà bà Út Em đưa ra là cổ phần hóa, kể cả khoản 💙đóng góp cấp cứu, và tiếp tục kêu gọi đầu tư, đàm p💦hán bán", bà Hà nói.
Bà cho biết cơ quan chức năng đánh giá phương án này khả thi, 𒐪song sẽ phải xây dựng chi tiết, tính toán phần góp của phụ huynh và chủ đầu tư cũng như phương án kêu gọi đầu tư.
Bà Út Em giọng run run xin lỗi phụ huynh và trình bày phương án kêu gọi đóng góp. Dự kiến, kinh phí để duy trì dạy học từ ngày 1/4 đến 💟hết năm học là 125 tỷ đồnꦅg.
Mức hỗ trợ mà bà đề nghị phụ huynh là 9,5 triệu đồng ở bậc mầm non, tiểu học 14✤,5 triệu, khối 6-8 là 20,5 triệu mỗi tháng. Từ khối 9 tới 12 là 25,5 triệu đồng.
Phụ huynh có thꩲể cử đại diện, cùng các ban ngành giám sát xem có giảm được thêm chi phí nào không. Khoản hỗ𓄧 trợ, theo bà có thể là phí IB (chương trình Tú tài quốc tế) hoặc phí cơ sở vật chất. Đây là khoản mà nhiều trường quốc tế đang thu.
Một phụ huy❀nh hỏi bà Út Em về số nợ của trường. Anh cho hay nghe nói trường nợ hơn 3.000 tỷ, đứng trên bờ vực phá sản và đề nghị công khai thực trạng để phụ huynh biết trước khi đóng góp.
"Tôi có thể đóng tiền nhưng tôi cần biết có khả quan không, hay ch💝uyển trường luôn"🔯, anh nói.
Bà Út Em không đề cập số nợ, thêm rằng khi cổ phần hóa trường thì các cơ quan chức năng sẽ xác đ🔜ịnh giá trị, dù nhà đầu tư là ai thì cần đảm bảo giữ vững chất lượng đào tạo và quyền lợi của học sinh.
Trước đó, trong báo cáo, AISVN cho biết đã dùng vốn của chủ đầu tư và huy động từ phụ huynh để xây dựng, nâng cấp ꧂cơ sở vật chất. Hàng năm, trường đóng chi phí chương trình IB, vận hành xe đưa đón học sinh nhưng không thu tiền. Những khoản đầu tư nhằm đáp ứng quy mô 4.000 học sinh nhưng trường chỉ tuyển được một nửa. Mức học phí trường đưa ra chỉ vừa đủ hoặc thấp hơn chi phí đầu tư cho mỗi học sinh.
Ngoài ra, từ 2022 đến nay, lãi suất các hợp đồng vay và lãi huy động ♊trái phiếu lên cao, dẫn đến chi phí tài chính của công ty tăng mạnh. Trong khi đó, ảnh hưởng của 🐼dịch Covid-19 khiến nguồn thu của trường giảm mạnh.
Chủ đầu tư trường AISVN khẳng định không có hoạt𓂃 động đầu tư nào khác ngoà💟i giáo dục. Với khó khăn trên, công ty tạm thời mất thanh khoản, dẫn đến trả chậm lương giáo viên, chậm hoàn tiền hợp đồng đầu tư đã ký với phụ huynh.
Một phụ huynh hỏi nếu họ không đồng ý đóng thêm tiền thì sao. Bà Út Em đáp có nhà đầu tư qua൩n tâm đến trường, song sẽ đổi chương trình đào tạo và không thực hiện các cam kết trước đó của AISVN với phụ huynh.
Có phụ huynh băn khoă🐷n liệu số tiền đóng có đủ vận hành, trả lương giáo viên không, và nếu đã hỗ trợ trường trước đây thì có cần đóng nữa không.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Hiếu cho r🔯ằng 125 tỷ là tínꦿh toán sơ bộ của trường. Nếu đóng góp, phụ huynh sẽ là người giám sát quỹ này, cơ quan chức năng cử người hỗ trợ.
Ông nhấn mạnh trước mắt cần để học sinh trở lại học tập bình thường vào ༺ngày 1/4 và phương án phụ huynh đóng tiền tiếp tương đối hợp lý. Bởi nếu chuyển trường, phụ huynh cũng phải nộp học 🌳phí ở nơi mới. Theo khảo sát của trường hôm 29/3, gần 85% phụ huynh muốn con tiếp tục học tại AISVN.
"Chúng tôi đã hứa với giáo viên là phải giải quyꦺết vấn đề lương, bảo hiểm, nếu không họ sẽ nghỉ việc ngay. Nhiều người đau ốm không thể đi khám vì bảo hiểm đã bị cắt, về nước cũng không được nên tình cảm với trường đã không còn nguyên vẹn", ông cho hay.
Sau các ý kiến,🏅 nhà chức trách tổ chức biểu quyết với phương án đóng thêm tiề🏅n. Phần lớn phụ huynh có mặt giơ tay đồng thuận.
Ông Hiếu cho biết các cơ quan và trường sẽ lập danh sách, phụ huynh đóng tiền ngay cuối tuần này để Sở làm việc với giáo viên vào thứ 2 tới. Ông nói thời gian gấp rút, đề xuất phụ huynh cử người, tốt nhất là có nghiệp vụ tài chính, để cùng quản lý s💯ố tiền.
Lùm xùm ở AISVN căng thẳng cách đây hai tuần, toàn bộ học sinh phải nghỉ học do phần lớn giáo viên không đi dạy vì b꧋ị nợ lương. Ngày 20/3, số giáo viên nghỉ việc lên đến 85 người. Nhiều phụ huynh mắc kẹt vì đã đóng học phí theo gói hàng tỷ đồng, mà chuyển trường khi học kỳ II sắp🃏 kết thúc không dễ.
Trong báo cáo gửi Thủ tướng, thành phố cho bi🌌ết các cơ quan chức năng đang áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh với bà Nguyễn Thị Út Em do nợ thuế thu nhập cá nhân. AISVN sẽ bị đình chỉ tuyển sinh năm học 2024-2025, cho đến khi nhà đầu tư giải quyết các vấn đề tài chính, nhân sự, ổn định dạy học.
AISVN thành lập năm 2006, hiện có hơn 1.210 học sinh theo học chương trình Tú tài quốc tế. Học p𝔉hí của trường là 280-350 triệu đồng mộtꦰ năm với bậc mầm non, 450-500 triệu đồng với bậc tiểu học và 600-725 triệu ở bậc trung học.
Trường có 129 giáo viên nước ngoài, 2✅6 giáo viên Việt Nam và 103 nhân viên. Hiện, các giáo viên bị nợ lương tháng 2. Riêng giáo viê💮n nước ngoài còn bị nợ thêm 30% lương tháng 1.
Hồi tháng 10 năm ngoái, AISVN gây chú ý khi bị phụ huynh tụ tập đòi nợ. Những phụ huynh này nói cho trường vay hàng chục tỷ đồng không lãi suất, không tài sản thế chấp, thông qua các hợp đồng vay vốn, đầu tư. Bù lại, con em họ được học miễn phí, trường cam kết trả tꦦiền sau khi học sinh tốt nghiệp hoặc chuyển trư🍸ờng. Tuy nhiên, sau đó họ không được nhận lại tiền.
Bộ Giáo dục mới đây đã yêu cầu rà soát các trường có yếu tố quốc tế. Th♉ủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt độnꦦg của AISVN.
Lệ Nguyễn