Trong thời gian lưu lại Geneva, đoàn có 2 buổi làm việc với Ban Công tác về vấn đề Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tại buổi 𝔍trù bị, diễn ra hôm 24/3, các đối tác chủ yếu hỏi về vấn đề pháp luật, trong đó một số thắc mắc tập trung vào các luật mới ban hành của Việt Nam như Luật Thương mại, Luật Đầu tư... Buổi làm việc 27/3 là phiên đa phương chính thức, các đối tác cùng Việt Nam tiếp tục hỏi đáp một số vấn đề và cùng nhau rà soát dự thảo báo cáo của Ban Công tác.
The🉐o vị quan chức trên, tại phiên đa phương, các đối tác dành gần nửa buổi phát biểu ủng hộ Việt Nam và mong Việt Nam sớm gia nhập WTO. Đại diện ASEAN còn đề nghị các ꧂nước kết thúc đàm phán trước khi diễn ra Hội nghị Bộ trưởng APEC 2006 ở Hà Nội.
Biên bản cuộc họp đa phương vừa đăng tải trên website WTO sáng nay cũng cho thấy tín hiệu khá lạc quan về tiến tình trình đàm phán gia nhập của Việt Nam. Theo biên bản này, sau khi nghe phía Việt Nam báo cáo kết quả đàm phán song phương về mở cửa thị trường cũng như t♓iến độ ban hành, thực thi các văn bản pháp luật có liên quan, Chủ tịch Ban Công tác Eirik Glenne bình luận đàm phán gia nhập của Việt Nam đang tiến nhanh vào giai đoạn cuối cùng.
Kết thúc buổi họp, ông chủ tịch Ban Công tác yêu cầu trước 10/4, đối tác nào còn ý kiến bổ sung hay có câu hỏi thì gửi về Ban bằng văn bản. Trên cơ sở đó, Ban Công tác sẽ cùng Việt Nam cập nhật, chỉnh sửa dự thảo báo cáo. Theo thông lệ, sau mỗi phiên đa phương, các thành viên có tối thiểu 1 tháng để gửi câu hỏi, ý kiến bổ sung, gấp đôi thời gian mà Ban Công tác ấn định trong trường hợp với Việt Nam lần này. "Điều đó cho thấy một thực tế là đàm phán gia nhập đang v🐻ào giai đoạn cao điểm", ông nói thêm.
Chưa rõ bao giờ kết thúc
♌Tuy nhiên, thời gian cho phiên họp tiếp theo với Ban Công tác vẫn chưa được ấn định. Thông tin từ nhiều nguồn khác n🌱hau cho thấy Việt Nam có thể chỉ cần 1 phiên họp nữa với Ban Công tác để đi đến kết thúc, thậm chí có thể gia nhập ngay nửa đầu năm nay, sau khi đã hoàn tất đàm phán với Mỹ. Song theo nhận định của vị quan chức trong đoàn đàm phán Chính phủ Việt Nam, vẫn còn quá sớm để đưa ra những dự báo như vậy.
"Ông chủ tịch Ban Công tác vẫn chưa đưa ra thời điểm cho phiên họp tiếp theo. Tình hình chung có nhiều tiến bộ, song chưa thể nói chúng ta còn bao nhiêu phiên nữa mới kết thúc", vị quan chức trên thﷺận trọng.
Ngay tại phiên đa phương, Việ♑t Nam đề nghị bỏ 2 phần trong dự thảo báo cáo, đó là nội dung liên quan tới dệt may và vấn đề lao động. Tuy nhiên, một đối tác đã không chấp thuận điều n🦋ày.
Phiên làm việc song phương với Mỹ tiến triển tích cực, hai bên đã đến rất gầꦛn đích. Song theo vị quan chức kể trên, vẫn còn nhiều vấn đề chưa thống nhất. Trong đó Mỹ đặc biệt chú ý tới vấn đề doanh nghiệp nhà nước, trợ cấp, một số điều trong Luật Doanh nghiệp, các quy định liên quan tới khu chế xuất, khu công nghiệp, phân phối, quyền thương mại, xuất nhập khẩu và sở hữu trí tuệ... "Phía Mỹ rất tích cực, họ đưa hẳn một đoàn 20 chuyên gia sang đàm phán cả thứ 7, chủ nhật và làm việc tới 11 giờ đêm. Nhưng hai bên chưa thể đi đến kết thúc ngay, dù đã rất gần nhau".
Đàm phán với Mexico không đơn giản. Việt Nam có thiện chí muốn kết thúc ngay nhưng đại diện Mexico cho biết họ còn chờ ý kiến quyết định từ trong nước. Đàm phán của Trung Quốc với Mexico trước đây cũng gặp nhiều khó khăn, dù quan hệ thương mại h൩ai bên không lớn.
- Ban Công tác về vấn đề gia nhập WTO của VN đượ𝔍c thành lập 31/1/1995. - Các thành viên Ban Công tác: Argentina, Australia, Brazil, Brunei, Bulgaria, Campuchia, Canada, Chile, Trung Quốc, Colombia, Croatia, Cuba, Dominica, Ai Cập, El Salvador, EU, Honduras, Hong Kong, Iceland, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Kyrgyz, Malaysia, Mexico, Morocco, Myanmar, New Zealand, Na Uy, Pakistan, Panama, Paraguay, Philippines, Romania, Singapore, Sri Lanka, Thuỵ Sỹ,🎃 Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Uruguay. - Chủ tịch Ban Công tác hiện nay là đại sứ Na Uy Eirik Glenne♏. - Việt Nam đã kết thúc đàm phán song phương với Australia, New Zealand, Cộng hoà Dominica, Hondurat, Argentina, Brazil, Bulgaria, Canada🍸, Chile, Trung Quốc, Đài Loan, Colombia, Cuba, EU, El Salvador, Iceland, Ấn Độ, Nhật bản, Hàn Quốc, Na Uy, Paraguay, Singapore, Thuỵ Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Uruguay cũng đã được hoàn tất. |
Song Linh