Tôi không ꦑtin nó có thể giúp cải thiện vị trí của Việt Nam về chất lượng giáo dục của Diễn đàn Kinh tế Thế giới: thứ 91/144 về giáo dục tiểu học, 94/144 về giáo dục đại học (năm 2014-2015). Đề xuất hệ thống giáo d🍨ục phổ thông của Bộ cho thấy cơ quan quản lý hoàn toàn chưa sẵn sàng cho một cuộc cách mạng giáo dục mang tính căn bản và toàn diện.
Việc chia trung học phổ thông thành ba luồng "định hướng chung", "định hướng kỹ thuật - công nghệ" và "định hướng năng khiếu (nghệ thuật, thể thao) là điểm mới ít ỏi trong hệ thống giáo dục mới, nhưng lại không phù hợp với cách làm ở các nền giáo dục tiên tiến. Nếu học sinh A có năn💛g khiếu nghệ thuật (hay thể thao) và muốn đi theo lĩnh vực năng khiếu thì bắt họဣc sinh A học Lý, Hoá, Sinh... đến hết lớp 9 để làm gì? Việc xác định “định hướng chung”, “định hướng kỹ thuật - công nghệ” từ lớp 10 cũng quá muộn.
Các hệ thống giáo dục tiên tiến đều phân luồng ngay từ trung học cơ sở. Singapore chia trung học công lập thành 4 luồng (Express, Normal Academic, Normal Technical và Vocational), ngoài ra ở họ cဣòn có các luồng phổ thông tư thục, giáo dục năng khiếu và giáo dục đặc biệt. Đức cũng chia thành bốn luồng (Gymnasium, Hauptschule, Realschule và Gesamptschule), trong đó có luồng học lên đến lớp 12, nhưng cũng có luồng chỉ học đến hết lớp 9. Con gái tôi đang học dở cấp hai ở Việt Nam thì sang Singapore học, ngay lập tức số môn học giảm đi một nửa, đặc biệt hơn, đa số môn học là do cháu chọn (trừ Toán và tiếng Anh). Sự cào bằng nội dung giáo dục cho mọi học sinh trong suốt 9 năm như lâu nay và như trong hệ thống giáo dục mới mà Bộ đề xuất theo tôi là rất lạc hậu.
Nếu ví học sinh theo tố chất, khả năng, nguyện vọng cá nhân là con chim, con cá, thì hãy để cho con chim được tập trung học bay, được đánh giá theo năng lực bay và ra đời đi bay; để cho con cá được tập trung học bơi, được đánh giá theo năng lực bơi và ra đời🥀 đi bơi, thay vì bắt con chim phải học, được đánh giá và làm những thứ của con cá, hoặc ngược lại. Phải phân luồng giáo dục, cá biệt hoá giáo dục từ phổ thông cơ sở, phải vì người học thay vì vì người dạy. Đó là xu hướng và thực tiễn của giáo dục hiện đại mà Việt Nam cần phải theo.
Bộ xác định nguyên tắc: “Giáo dục cơ bản là 9 năm thống nhất cho mọi địa bàn, mọi nhóm đối tượng”. Gần đây tôi có dịp đến thăm một trường tiểu học miền núi ở Thái ﷽Nguyên, học sinh là các em người dân tộc thiểu số. Khi được hỏi, cô hiệu trưởng thật thà chia sẻ, học sinh hầu như không thể tiếp thu chương trình giáo dục phổ thông chung, vì nhiều em lớp 4, lớಞp 5 còn chưa thạo tiếng Việt. Nhưng trường vẫn phải cho các em lên lớp, vì "nếu không thì các em bỏ học luôn".
Tôi rất thương các cô giáo bám bản và cố gắng thuyết phục từng em học sinh đến lớp, nhưng ཧdạy 🃏những thứ và theo cách mà học sinh không tiếp thu được thì dạy để làm gì?
Ở hầu hết các nước, Bộ Giáo dục chỉ ban hành chuẩn kiến thức, kỹ năng, còn chương trình giáo dục cụ thể giao cho các địa phương tự xây dựng, sách giáo khoa thì để cho nhà trường và giáo viên chọn. Một trong 11 nội dung chính Chương trình cải cách giáo dục Malaysia 2013-2015 (được OECD và UNICEF tư vấn) là “trao quyền tự chủ cho các địa p🦩hương và nhà trường”. Ở Việt Nam, có phải “thống nhất cho mọi địa bàn, mọi nhóm đối tượng” là chim cá gì cũng phải học cả bay lẫn bơi, ai cũng phải học 12-13 môn không? Nguyên tắc “thống nhất cho mọi địa bàn, mọi đối tượng” có thể cũng là lý do mà mô hình trường học VNEN được triển khai đồng loạt trên cả nước, trong khi đây chỉ là mô hình trường học dành cho các địa phương nông thôn, miền núi ở Columbia từ giữa thập kỷ 70 của thế kỷ trước và được triển khai chỉ ở 14 nước Nam Mỹ và Carribe, cộng với hai nước ở châu Á (là Philippines và Việt Nam). Ngay ở Hà Nội và TP HCM đang có rất nhiều mô hình trường học Âu, Mỹ ở các trường quốc tế có học sinh Việt Nam học (và tiếp thu tốt), tại sao chúng ta lại theo mỗi VNEN “cho mọi địa bàn, mọi đối tượng”? Xã hội đa dạng, học sinh đa dạng, nhu cầu học đa dạng thì cần phải có đa dạng chương trình học, mô hình trường học.
Có thể cũng vì nguyên tắc “thống nhất”,💧 theo hệ thống giáo dục phổ thông mới, Bộ vẫn bắt mọi học sinh học hết 12 năm mới được thi vào cao đẳng, trong khi ở phổ biếnജ các hệ thống giáo dục, luồng này thường chỉ đòi hỏi 9-10 năm học phổ thông (Đức 9-10 năm, Singapore 10 năm).
V𝓀ề luồng học lên đại học, Bộ đề xuất giảm thời gian học đại học xuống còn 3-4 năm, điều này phù hợp với các nền giáo dục đại học tốt, nhưng sự thiếu đồng bộ ở đây là làm thế nào cải cách mạnh mẽ trung học phổ thông nước ta để nó tương đương với “dự bị đại học” (A-Level, IB)?
Sự yếu kém, tụt hậu toàn diện của nước ta trong phát triển kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa có nguồn gốc sâu xa ở yếu tố con người, ở “chất lượng người”. Chỉ có bằng cách cải cách giáo dục thực sự căn bản, toàn diệnꦯ, bằng cách mạnh giáo dục thì đất nước mới có thể phát triển nhanh và bền vững.
Lương Hoài Nam