Kinh doanh qua mạng, con đườ💝ng ngắn nhất để hội nhập qu⛎ốc tế. |
Theo các chuyên gia, thanh toán qua mạng📖 là một hình thứ༒c thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện qua mạng. Trong đó, phổ biến nhất hiện nay là thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ cào.
Ông Trần Thanh Hải, Phó vụ trưởng Vụ Thương mại Điện tử (Bộ Thương mại), thừa nhận, để thương mại🐭 điện tử chính thức đi vào cuộc sống đòi hỏi thời gian khá dài. "Đặc biệt, ngân hàng phải nhanh chóng vào cuộc với các dịch vụ cần thiết để sẵn sàng chấp n𝐆hận rộng rãi hình thức thanh toán qua mạng", ông Hải nói.
Trả lời VnExpress, các ngân hàng đều cho rằng, họ sẵn sàng cung cấp dịch vụ thanh toán nếu Nhà nước có một hành lang pháp lý cho thương mại điện tử.
Ông Đào Minh Tuấn, Giám đốc Trung tâm tin học Ngân hàng Ngoại🤪 Thương VN (Vietcombank), nhận định, thanh toán qua mạng đóng vai trò quan trọng trong thương mại điện tử. Song sự an toàn, thuận tiện cũng như hiệu quả của loại hình này là một đòi hỏi không thể thiếu. Hiện nay, Vietcombank đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực và tài chính để sẵn sàng tham gia loại hình kinh doanh mới này. "Tuy nhiên, chúng tôi cần một cơ sở pháp lý và chính sách cụ thể trong thương mại điện tử mới có thể cung cấp được dịch vụ thanh toán", ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, trong lĩnh vực thanh toán điện tử, ngành ngân hàng đã có các quy định về Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng. Bao gồm việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ để hạch toán và thanh toán vốn cho các tổ chức cung ứng dịꦗch vụ thanh toán; quy định về xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trên chứng từ trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. "Tuy nhiên, các văn bản pháp lý trên mới chỉ thừa nhận ở phạm vi hẹp các chứng từ và chữ ký điện tử. VN hiện vẫn chưa có một văn bản pháp lý thừa nhận chứng từ và chữ ký điện tử trong mọi giao dịch thuộc ngành tài chính, ngân hàng", ông Tuấn nói.
Vài năm gần đây, thương mại điện tử đã trở nên quen thuộc và phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở VN, hình thức kinh doanh này còn khá xa lạ với 🐟nhiều người. Theo thống kê của các chuyên gia quản trị mạng, hiện VN có khoảng hơn 20 website bán hàng và cung ứng dịch vụ, hơn 10 sàn giao dịch trực tuyến dành cho phương thức kin🤪h doanh B2B và rất nhiều doanh nghiệp xây dựng website riêng hoặc tham gia các hình thức ứng dụng thương mại điện tử khác nhau. Theo các chuyên gia, năm 2002 mới có 5% doanh nghiệp VN sử dụng phương thức kinh doanh qua mạng🦋. Cản trở này một phần do VN gặp khó khăn về vốn để nâng cấp hành lang công nghệ thông tin, một phần doanh nghiệp chưa thật sự hiểu biết tường tận những tiện ích của phương pháp kinh doanh này. |
Ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á, cho rằng, sở dĩ thương mại điện tử VN phát triển chậm là do thói quen của người dân, họ chưa mấy mặn mà với hình thức thanh toán này. Hơn nữa, các ngân hàng cổ phần đang trong𒈔 giai đoạn tập trung hiện đại hóa công nghệ nhằm phát triển một số dịch vụ mới, trong đó có thanh toán điện tử. "Chúng tôi chỉ là người trung gian đảm bảo khâu thanh toán, điều cơ bản là phải có 1 doanh nghiệp đủ uy tín đứng ra làm dịch vụ chứng thực điện tử", ông Bình nói.
Người sử dụng sẽ được các nhà cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử (CA) trao chứng chỉ số và phải được gán một cặp khóa mã (khóa bí ൩mật và khóa công khai) để có thể🧜 tham gia sử dụng chứng thực điện tử trong các ứng dụng mà họ tham gia.
Một quan chức của Ngân hàng Nhà nước cho biết vẫn đang triển khai và cung cấp thử nghiệm dịch vụ qua mạng. Sở dĩ, họ chưa chính thức triển khai là do vẫn còn nhiều yếu tố p🐼hát sinh buộc ngân hàng phải tính đến như hình thức bảo mật, mã hóa dữ liệu... "Vấn đề đặt ra hiện nay là Chính phủ cần sớm xây dựng một hành lang pháp lý cụ thể để các ngân hàng căn cứ vào đó mà thực hiện", vị quan chức này nói.
Theo thống kê của Bộ Thương mại, tính đến hết tháng 6/2004, VN đã và đang xây dựng những chế định pháp lý liên quan tới các khía cạnh khác nhau của thương mại điện tử. Trong Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị nêu rõ, các ngành cần tập trung phát triển các dịch vụ điện tử trong lĩnh vực tài chính (thuế kho bạc, kiểmꦉ toán…), đảm bảo các điều kiện cần thiết phù hợp với tiến độ hội nhập kinh tế khu vực và q𝓡uốc tế.
Để đẩy nhanh thương mại điện tử, Bộ Bưu chính Viễn thông đang xây dựng Nghị định về Chứng thực điện tử có đối tượng điều chỉnh bao quát💞 cả lĩnh vực hành chính, dân sự và🌸 thương mại. Ban Cơ yếu Chính phủ cũng đang dự thảo Nghị định về Mật mã trong lĩnh vực dân sự và thương mại. Hai văn bản này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển thị trường dịch vụ chứng thực điện tử tại VN, đảm bảo an toàn thông tin cho các giao dịch trực tuyến góp phần thúc đẩy các dịch vụ thanh toán qua mạng.
Theo giới chuyên gia, nhìn chung, những văn bản được coi là quan trọng nhất ♉nhằm hình thành khung pháp lý đầy đủ cho ứng dụng và phát triển thương mại điện tử hiện nay vẫn trong quá trình xây dựng. Rải rác đã có một số quy định pháp lý chuyên ngành, tuy nhiên, những quy định này chưa đủ tạo cơ sở giải quyết các tranh chấp phát sinh và không gây được niềm tin cho doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia thương mại điện tử. Những chế định pháp lý quan trọng như chứng cứ, thủ tục hành chính liên quan tới các hoạt động thương mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ chế giải quyết tranh chấp và chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử… vẫn chưa hình thành.
Hồng Anh