Bác sĩ Phạm Tiến Phương, Khoa Nội thần kinh - Đột quỵ, Bệnh viện Gia An 115, cho biết ngủ là một hành vi quan tr🌟ọng, chiếm khoảng 1/3 thời lượng cuộc sốn🐼g. Các nghiên cứu thấy 30% người lớn bị rối loạn giấc ngủ. Hơn một nửa bệnh nhân không điều trị hoặc điều trị không đúng cách.
Trên điện não, giấc ngủ🙈 được chia làm 2 giai đoạn, gồm NREM - ngủ không có vận động nhãn cầu nhanh và REM - ngủ có vận động nhãn cầu nhanh. Trong giai đoạn giấc ngủ REM, có sự tăng nhịp tim, huyết áp và nhịp thở, ức chế trương lực cơ dẫn đến liệt tứ chi, cử động mắt nhanh, điếc, cương dương ở nam giới... Giai đoạn REM cũng xuất hiện những giấc mơ.
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng thiếu ngủ thường xuyên, giấc ngủ bị giảmꦛ về thời lượng, dưới 5 tiếng mỗi ngày, giảm về chất lượng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, thường xuyên tỉnh giấc. Rối loạn giấc ngủ thường dẫnꦐ đến nhiều hậu quả như tăng nguy cơ đột quỵ, suy giảm miễn dịch, suy nhược cơ thể, suy giảm trí nhớ, nguy cơ cao mắc các bệnh thần kinh, tim mạch, đái tháo đường, tiêu hóa, tiết niệu, cơ xương khớp, gan mật...
Theo b🐻ác sĩ Phương, rối loạn giấc ngủ có nh꧙iều dạng như mất ngủ, chứng ngủ rũ hay buồn ngủ quá mức vào ban ngày, ngưng thở lúc ngủ, rối loạn ác mộng, hội chứng chân không yên...
Mất ngủ là rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất, là sự không thỏa mãn về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ đi🦩 kèm với ít nhất một trong các triệu chứng như khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, thường xuyên thức giấc hoặc khó quay lại giấc ngủ, thức dậy vào buổi sáng sớm và không có khả năng quay lại giấc ngủ.
Mất ngủ gây hậu quả mệt mỏi, dễ nóng giận, cáu gắt, hay quên, mất tập trung, hay do dự, không quyết ☂đoán, kéo dài có thể gây ảo giác.
Nguyên nhân mất ngủ có thể do các bệnh lý nội 🍌khoa như cơ xương khớp, tim mạch, phổi, tiêu hoá, gan mật..., bệnh lý thần kinh, đái tháo đường, tuổi cao, sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà... Các bệnh lý tâm thần hoặc môi trường sống, rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn nhịp thức ngủ chu kỳ cũng gây mất ngủ.
Bác sĩ Phương khuyến cáo, để khắc phục tình tr🦩ạng mất ngủ, cần thực hiện vệ sinh giấc ngủ bao gồm:
- Thức giấc đúng giờ hàng ngày, giới hạn 🔜thời gian nằm trên giư🦂ờng về mức bình thường, không nằm dây dưa.
- Ngưng các chất kích thích như cà phê, trà, 🌱﷽rượu trước ngủ.
- Tránh ngủ ngắn ꦕban ngày, trừ khi giấc ngủ ngà♛y không ảnh hưởng giấc ngủ buổi tối.
- Hình thành thói quen tập thể dục buổi sáng.
- Tránh kích thích lúc tᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚối, như🦩 nghe radio hoặc xem tivi.
- Ăn uống điều độ hàng ngày, t🏅ránh ăn quá nhiều trước khi ngủ.
- Các hoạt động thư giãn ban đêm như giãn cơ hay thiền🥂, yoga.
- Duy trì các điều kiện để giấc ngủ thoải mái.
Bệnh nhân cần đi khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị hợp lý. Việc tự ý dùng thuốc chữa mất ngủ có thể gây ra tình trạng lệ thuộc vào thuốc và cá൩c biến chứng về tim, gan, thận, thần kinh.
Bác sĩ Trần Quốc Tuấn, Trưởng Khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Gia An 115, cho biết hiện nay có nhiều bệnh nhân chữa khỏi mất ngủ bằng phương pháp không dùng thuốc, không xâm lấn, không gây🌠 đau như sử dụng máy từ trường. Bác sĩ điều chỉnh tần số, cường độ phù hợp, làm dịu các xung kích thích thần kinh giúp người bệnh an thần, không lệ thuộc vào thuốc, tạo thuận lợi đi vào giấc ngủ sinh lý để ngủ nhanh hơn, chất lượng giấc ngủ tốt hơn.