Đầu năm 2013, Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam ra mắt phần một tiểu thuyết “Chúa tể những chiếc nhẫn” của tác giảౠ John Ronald Reuel Tolkien mang tên “Đoàn hộ Nhẫn”.
“Chúa tể những chiếc nhẫn” (khởi viết năm 1937) được đánh giá là một trong những tác phẩm đồ sộ nhất của Tolkien. Tác phẩm này cùng với cuốn truyện "Anh chàng Hobbit" trước đó đưa Tolkien trở thành cha đẻ của thể loại “văn học fantasy” hiện đại (văn học chứa đựng yếu tố kỳ ảo). “Chúa tể những chiếc nhẫn” xây dựng một thế giới rộng lớn, ly kỳ, lôi cuốn với những chủng tộc từ thần thoại đến con người, hấp dẫn và kỳ thú. Tiểu thuyết cũng đã được chuyển thể thành các tꦿác phẩm điện ảnh đạt thành công vang dội.
Công chúng Việt Nam do tiếp xúc với phim ảnh trước tiên và đã quen thuộc với những cái tên tiếng Anh của nhân vật trong thoại phim, nên khi cuốn sách của Nhã Nam phát hành đã nảy ra không ít tranh cãi. Điều được nói tới nhiều nhất là việc các dịch giả đã chuyển thể những tên riêng như ProudFoot thành Bàn Chân Oách, Daddy TwoFoot thành Bố Hai Chân, Frodo Baggins thành Frodo Bao Gai, Paddifoot thành Chân Đạp Bùn hay Firefoot là Chân Lửa... Nhiều độc giả cho rằng việc Việt hóa tên nhân vật tạo ra một sự kỳ cục, vô nghĩa cho tác phẩm. Cuộc bàn tán, tranh luận, có cả chỉ trích, không chỉ dừng lại trên mạng. Trong buổi tọa đàm “Chúa tể những chiếc nhẫn: Kiến tạo một thế giới” được tổ chức hôm 12/4, có sự tham gia của các diễn giả An Lý, Lê Quang🎐 và Trần Tiễn Cao Đăng, vấn đề một lần🐈 nữa được xới lên.
Với tư cách độc giả tham dự chương trình, anh Minh Tuấn, giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, không ngại ngần khi cho rằng, “Đoàn hộ Nhẫn” là một bản dịch không hoàn thiện, khiến anh cảm thấy không muốn đọc tiếp, sau khi đã thử tiếp cận với một đoạn trích được đăng tải trên mạng. Theo anh Tuấn, các dịch giả khi Việt hóa đã không chuyển tải được cách chơi chữ - một đặc trưng xuyên suốt tác phẩm của Tolkien - cụ thể ở trường hợp Proudfoots và Proudfeet. Trong đoạn đầu của tác phẩm, tại bữa tiệc sinh nhật của mình, nhân vật Bilbo giới thiệu với khách khứa về đại gia đình hobbit, nói rằng đó là gia đình họ "Proudfoots" (được Nhã Nam dịch là Bàn Chân Oách). Tuy nhiên, một người trong bộ tộc lập tức đáp trả bằng việc đặt bàn chân to lớn của mình lên cái bàn trước mặt và nói: "Chúng tôi thuộc họ “Proudfeet” (Nhã Nam dịch là Đôi Chân Oách). Theo độc giả, cách dịch này khiến anh "chỉ đọc Tiếng Việt mà không thể hiểu gì", và phải tìm lại bản tiếng Anh thì phát hiện ra đó là cách chơi chữ độc đáo của Tolkien. Ngoài ra, độc giả cũng cho rằn𝔍g, các dịch giả không nhất thiết phải chuyển tên riêng của nhân vật sang tiếng Việt. Anh Tuấn cho rằng, Tolkien viết “Chúa tể những chiếc nhẫn” chủ yếu dành cho người châu Âu đọc, những cái tên có thể phù hợp với ngôn ngữ châu Âu, chưa chắc phù hợp cho tiếng Việt, vì thế không phải cứ Việt hóa ra là tốt. Độc giả này cũng cho rằng, "Chúa tể những chiếc nhẫn" có thể coi là tác phẩm tiếp nối của “Anh chàng Hobbit” trước đó từng được chính Nhã Nam xuất bản tại Việt Nam. Tuy nhiên, với cách chuyển đổi này, người ta không thấy được anh chàng Hobbit quen thuộc đâu. Ý kiến của anh Tuấn đồng nhất với nhiều ý kiến trên mạng khi cho rằng việc Việt hóa hệ thống tên riêng gây ức chế cho người đọc vì chúng hoàn toàn xa lạ với những cách họ tiếp cận trước đây qua sách hay qua phim ảnh.
Trước hết, các dịch giả khẳng định “Chúa tể những chiếc nhẫn” là một cuốn sách khó dịch. Về mặt ngôn ngữ, Tolkien - vốn là một nhà ngôn ngữ học trước khi thành nhà văn - đã sáng tạo ra ngôn ngữ trước khi sáng tác ra câu chuyện. Dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng cho biết, từ thiếu niên và bắt đầu vào đại học, ông đã tạo ra thế giới ngôn ngữ của riêng mình. "Chúa tể những chiếc nhẫn" được viết năm 1937, nhưng tác giả đã dựng nên hai ngôn ngữ của vùng Trung Địa từ những năm 1910, trong đó có tiếng Elvish - thứ ngôn ngữ do Tolkien sáng tạo ra và được các bộ tộc Elf trong tác phẩm sử dụng. Trong "Chúa tể những chiếc nhẫn" cũng chứa các từ cổ, lỗi thời hoặc thổ ngữ trong ngôn ngữ vùng Scandinavi và tiếng Đức. Và đặc biệt, những cái tên nhân vật được ông chơi chữ, dụng côn💃g xây dựng với ý nghĩa thẩm mỹ độc đáo, có dụng ý rõ ràng về thế giới Trung Địa của ông.
Trả lời cho thắc mắc của độc giả, đồng dịch giả của cuốn sách - An Lý - đưa ra lý giải khá thuyết phục. Theo An Lý, trở về câu chuyện ngôn ngữ của Tolkien, ông quan niệm một ngôn ngữ chết là khi nó thiếu truyền thuyết; vì thế ông tạo ra ngôn ngữ và sau đó xây dựng một thế giới để sử dụng ngôn ngữ đó. "Chúa tể những chiếc nhẫn" chính là thế giới đó. T🎃olkien cũng là người quan trọng cái đẹp của hình thái ngôn ngữ. Trong "Chúa tể những chiếc nhẫn", có vùng đất của Tiên, Thần sống được tác giả dành cho một thứ ngôn ngữ đẹp cả hình dáng lẫn cách phát âm; trong khi thế giới Hobbit lại có một thứ ngôn ngữ khác hợp với con người vùng đất quê mùa, mộc mạc, giản dị nhưng giàu sức sống của họ. Tên của những người hobbit thường có đặc tính đùa cợt về thể hình hay sở thích ăn uống, sở thích đi chân đất, sở thích ở lỗ đào hang... Những cái tên kỳ cục mà nếu tách ra khỏi thế giới đó sẽ lạc lõng và trơ trọi. Nhưng trong thế giới của họ, chúng lại có sự kết hợp với nhau về phong cách và ngữ nghĩa rất rõ ràng. "Đi sang bên trái gặp ông Bao Gai, Chân Đạp Bùn… đi sang bên phải gặp anh Chân Lửa. Khi vào thế giới hobbit, bạn sẽ cảm nhận được sự nhí nhố, vui tính, ngộ nghĩnh. Trong khi đó, khi đi sang thế giới khác, bạn sẽ gặp Khu Rừng Vàng, Dòng Sông Bạc… và thấy nó hoàn toàn đối lập", An Lý nói. Theo dịch giả, điều tương phản này, nếu giữ nguyên tên tiếng Anh và độc giả chỉ đọc bằng trực giác tiếng Việt, thì không phải ai cũng nhận thấy rõ, nhất là những người không thông thạo ngoại ngữ. An Lý cũng cho rằng, việc dịch như thế cốt mang lại sự phù hợp cho tiếp nhận của người Việt mà lại chuyển tải được dụng ý của tác giả. Còn nếu không dịch thì đơn giản nhưng "đó là lười chứ không phải tôn trọng Tolkien".
Ngoài ra, trong buổi tọa đàm, Nhã Nam cũng cung cấp một tài liệu cho thấy việc Việt hóa tên nhân vật của họ là có nguyên tắc. Đó là bản "Danh pháp trong Chúa tể những chiếc Nhẫn" do chính Tolkien biên soạn vào năm 1967 - được coi là những quy định trong việc dịch tên trong tác phẩm của ông. Bản danh pháp được Tolkien lập ra để gửi cho nhà xuất bản Đan Mạch lúc này đang chuẩn bị dịch tác phẩm. Trước đó, các bản dịch tiếng Hà Lan và Thụy Điển khiến cho tác giả không bằng lòng, thậm chí là phẫn nộ✃. Trong bản danh pháp này, Nhã Nam cho biết, Tolkien quy định rõ ràng những tên nào được chuyển nghĩa và những tên nào phải giữ nguyên. Mọi tên tiếng tiếng Anh được ông đề nghị dịch thẳng sang ngôn ngữ mới trong khi những cái tên trong thứ ngôn ngữ được ông sáng tạo ra thì không được thay đổi. Cũng theo Nhã Nam, sau khi đã có bản thảo bản dịch "Chúa tể những chiếc nhẫn" và bắt đầu tiến hành đối chiếu, so sánh thì mới phát hiện ra bản chỉ dẫn dịch này. Sau đó, các dịch giả đã bổ sung và sửa đổi.
Dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng trong buổi tọa đàm chia sẻ, Tolkien vốn là người chú trọng hình dáng và âm của ngôn ngữ. Những tên phải để nguyên là những từ ngữ được ông chú tâm xây dựng cả về âm và hình thái viết - những từ mà khi nhìn và khi đọc vang lên thì rất đẹp nên ông không cho phép dịch. Trong khi đó, với những tên bằng tiếng Anh, dịch giả của Nhã Nam đã dịch để tạo sự tương phản đối với tai nghe, mắt nhìn của người Việt. Đ✅iều đó hoàn toàn phù hợp với di nguyện của Tolkien. "Nếu chưa đạt là do lựa chọn tiếng Việt của người dịch chưa đạt chứ không phải làm sai", dịch giả Cao Đăng nói. 🐼Về bản dịch “Chúa tể những chiếc nhẫn”, dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng nói: "Tôi có thể đánh giá đây ít nhất không phải một bản dịch tồi. Có được một bản dịch hoàn hảo là điều không thể nhưng nó đạt được tương đối những điều chúng tôi muốn”.
Trước "Chúa tể những chiếc nhẫn", cuốn "Lolita" của Nhã Nam do dịch giả Dương Tường dịch cũng bị người đọc phản ứng, bằng cách "lẩy" ra một số lỗi và cho rằng đó là một bản dịch kém chất lượng. Nói về những hiện tượng này, dịch giả Trẫn Tiễn Cao Đăng cho biết: “Những người dịch có lương tâm nghề nghiệp không bao giờ không lắng nghe ý kiến phê bình, phản hồi, góp ý của người đọc, nhưng cái gì cũng có hai mặt. Những góp ý có thể tốt nhưng có thể không tốt nhưng nếu bạn đọc đó không hướng thiện. Nếu bạn lật ra chỉ vài ba trang, gặp vài điều không hợp ý bạn, đã cho rằng cuốn sách dịch tồi thì không đúng. Có nhiều lý do để bạn không có hứng thú với bản dịch đó. Thứ nhất, nếu đó là cuốn sách rất khó, cách hành văn đặc biệt, viết theo kiểu tối nghĩa thì người dịch cũng phải viết theo kiểu tối nghĩa để phù hợp với loại văn phong sách gốc, trong khi điều đó lại không hợp với văn phong của bạn. Ngoài ra, bản thân người dịch cũng có phong cách dịch riêng, có loại dịch th♓oáng và loại dịch sát. Khi bạn thích loại văn phong mượt mà nhưng người dịch bám sát văn bản gốc để giữ độ trúc trắc thì rõ ràng bạn sẽ không ưa thôi. Chúng tôi cần bạn đọc công tâm, thiện chí, sẵn sàng mở cửa cho đối thoại. Những nếu bạn chỉ nhìn thấy lỗi và không chịu đọc sách nữa, thì rõ ràng không có cửa cho đối thoại vì bạn đã tự đóng cánh cửa ấy rồi”.
Về tình hình dịch thuật văn chương Việt Nam hiện nay, Trần Tiễn Cao Đăng nói: “Vẫn có những bản dịch tốt. Tình hình không đến nỗi tệ hại như nhiều người nghĩ. Trong cát vẫn đãi được vàng. Tất nhiên vẫn có những bản dịch không tốt nhưng độc giả vẫn có thể tìm được sách hay nếu bạn biết cách tìm và cả may mắn nữa”. Theo Trần Tiễn Caoᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ Đăng, không chỉ Việt Nam, hiện trạng dịch thuật là vấn đề mà cả nước ngoài cũng đau đầu. Ông dẫn ví dụ, nhà văn người Czech quốc tịch Pháp Milan Kundera từng viết sách bằng tiếng Czech, sau đó được dịch ra tiếng Pháp. Tuy nhiên, khi Kundera thành thạo tiếng Pháp và đọc lại bản dịch tác phẩm của mình thì đã phải “la trời” vì nó hoàn toàn khác những gì ông viết. Kundera sau đó đã bắt dịch lại và chỉ công nhận bản nào mà ông đồng ý.
Dù vấn đề dịch thuật trở thành trọng tâm trong cuộc tọa đàm “Chúa tể những chiếc nhẫn: Kiến tạo một thế giới”, các diễn giả cũng đã chia sẻ được những thông tin hữu ích để người đọc hiểu về tác phẩm của Tolkien. Tiếp nối âm hưởng của cuốn truyện “Anh chàng Hobbit”, “Chúa tể những chiếc nhẫn” là hành trình gian lao của anh chàng Hobbit Frodo Bao Gai và những người bạn từ chủng tộc của mình, nhằm giải cứu Trung Địa khỏi rơi vào tay Chúa tể Sauron๊ và chiếc Nhẫn Chúa. Câu chuyện là một thế giới thần thoại đầy phiêu lưu, giả 🥃tưởng, có chiều sâu của văn hóa và tinh thần.
Dịch giả An Lý nói: “Tác giả không cho rằng thần thoại chỉ thuộc về thế giới trẻ em. Tolkien viết ra tác phẩm của mình là kiến tạo thế giới, không phải kể câu chuyện vui, giải trí. Ông tạo ra một thế giới, nghĩ về nó, về quy luật sinh tử, phát triển, vũ trụ, nhân sinh quan củ🍸a thế giới đó. Nó có tầm vóc lớn hơn và quan trọng 🍸hơn là một hai câu chuyện mua vui. Việc tạo ra thế giới với những câu chuyện có cả thiện, ác, sa ngã của con người… được ông tạo ra trong sự tương đồng, song song với câu chuyện sáng thế ở Kinh thánh nhưng ông phân tích sự hoạt động của nó khác nhau".
Trong khi đó, dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng nói: “Hệ thần thoại của Tonkien dựa trên nhiều nguồn mô típ khác nhau của các nước châu Âu, Phần Lan, Đức, Scandinavi… Tuy nhiên, hoàn toàn có thể dùng hai từ 'sáng thế' để nói về Tonkien và 'chúa nhẫn' của ông. Bởi đó là một thế giới hoàn chỉnh. Trong thần thoại của Tonkien, ngôn ngữ có trước. Có ngôn ngữ rồi cần có con người sống để sử dụng ngôn ngữ đó. Luật sáng thế của Tonkien giống như trong Kinh thánh: Khởi thủy là lời". Theo T💟rần Tiễn Cao Đăng, tác phẩm vì thế hoàn toàn tương xứng với cái tên mà người ta đã dành cho nó: kinh Phúc âm đời mới.
Theo dịch giả Cao Đăng, giá trị lớn ༒nhất của "Chúa tể những chiếc nhẫn" là: "Nó giống như mọi câu chuyện cổ tích hay trên thế giới, nó dạy con người hướng thiện. Đoàn hộ Nhẫn tự đặt cho họ trách nhiệm và sẵn sàng làm mọi thứ, hy sinh thân mình để thực hiện trách nhiệm lớn lao đó".
"Chúa tể nܫhững chiếc nhẫn" được khởi dịch năm 2007 và phát hành tập 1 "Đoàn hộ Nhẫn" đầu năm nay.
Kỳ Thư