Thép tăng giá khiến các nhà thầu lo lắng. |
Kết thúc cuộc họp sáng nay, liên bộ xác định nguyên nhân chính khiến thị trường thép thời gian qua liên tục biến động bắt nguồn từ việc hệ thống phân phối. Các doanh nghiệp thuộc hệ thống Tổng công ty Thép (VSC) không tăng giá bán nhưng các đại lý cấp II đã đẩy giá lên tạo ra 2 giá khác nhau. Ngoài ra, giá chào bán của phôi thép, thép thành phẩm có xu hướng tăng nên tạo tâm lý khiến doanh nghiệp tăng giá. "Sốt giá thép từ phía Bắc là ch𝓰ủ yếu, điều đó cho thấy việc phân phối của doanh nghiệp phía Bắc có nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh", ông Trung kết luận.
Ông Trung thừa nhận cơ quan quản lý chưa chủ động sử dụng những điều quy định trong Pháp lệnh Giá để ngăn ngừa việc doanh nghiệp tự động nâng giá bán. Theo quy định này, trong thời gian tối thiểu 30 ngày liên tụ🏅c, giá bán lẻ thép tăng từ 15% trở lên so với giá thị trường trước khi có ꦕbiến động thì các bộ ngành cần sử dụng biện pháp điều chỉnh thích hợp.
Song song với cuộc họp của liên bộ Tài chính, Thương mại và Công nghiệp sáng nay, các doanh nghiệp ngành thép cũng ngồi lại cùng bàn bạc biện pháp bình ổn thị trường. Đại diện các công ty cho biết sẽ công bố rộng rãi s🐬ố điện thoại nóng và địa chỉ các chi nhánh lớn để khách hàng có thông tin chính xác về gi🅷á cả, chất lượng sản phẩm. Tổng công ty Thép VN (VSC) cũng chỉ đạo các nhà máy ngừng ngay việc tăng giá thép xây dựng.
Ngoài ra, VSC cũng yêu cầu các doanh nghiệp🐓 thành viên áp dụng một loạt biện pháp khác như hạn chế chiết khấu bán hàng ở mức không quá 50.000 đồng/tấn, tăng cường tối đa khả năng thu tiền ngay (tối thiểu 60-80%) và tập trung thu hồi công nợ, không tập trung bán thép cho một đơn vị...
Tổng giám đốc VSC Đậu Văn Hùng thừa nhận một trong những nguyên nhân đẩy giá thép "sốt cao" là do khâu phân phối vòng vèo. "Giá thép cuộn Thái Nguyên trên thị trường bán lẻ chênh lệch với giá tại cổng nhà máy tới cả triệu đồng mỗi tấn là điều không bình thường. Điều đóౠ cho thấy lợi nhuận rơi nhiều vào tay nhà thương mại", ông Hùng nói.
Thực tế, để đến tay người tiêu dùng thép phải trả🃏i qua khá nhiều cổng. ♔Giá xuất xưởng được đại lý cấp I cộng với phí lưu thông, lãi định mức rồi mới xuống đại lý cấp II. Sau từng ấy thủ tục lại đến các cửa hàng bán lẻ, rồi mới đến người tiêu dùng. Qua mỗi cửa, giá cả lại đội cao hơn một chút và kết quả là người dân phải trả chênh lệch cho mỗi tấn thép ít nhất vài trăm nghìn đồng.
Ông Phạm Chí Cường, Phó chủ tịch Hiệp hội thép VN tính toán, sau 15/6, mỗi tấn phôi nhập từ Nga chịu thuế khoảng 40 USD/tấn, tương đương 600.000 đồng. Với giá phôi thép nhập nhưܫ hiện nay 400-410 USD/tấn thì giá bán hòa vốn sau khi cộng các🅘 chi phí lên tới 8,3 triệu đồng /tấn. Ông Cường cho biết, trước đây Hiệp hội có đề nghị với Bộ Tài chính chưa tăng thuế nhập khẩu phôi, tạm thời giữ ở mức 0% một thời gian nữa nhưng không được chấp thuận và đó là một nguyên nhân khiến doanh nghiệp buộc phải đẩy giá thép lên nếu không sẽ chịu lỗ.
Giải thích nguyên nhân giá thép VN cao hơn trung bình 10 USD/tấn so với khu vực, ông Cường cho rằng nhiều các nhà máy mới thành lập được 2 năm, vì vậy giá thành sản phẩm phải tính cả chi phí khấu hao trong đó. Trước thực tế giá phôi thế giới tăng khoảng 100 USD/tấn so với thời điểm Bộ Tài chính nâng thuế thép (15/6), đại diện một liên doanh cho rằng thuế thép và phôi có xuống 0% cũng không thể đẩy giá thép xuống thấp hơn hiện nay 1 triệu đồng/tấn vì 80% chi 🐬phí đầu vào do thị trường thế giới quyết định.
Phong Lan - Ngọc Quang