NgàY 31/7, TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bệnh nhân cần phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ thùy dưới phổi phải nhằm ngăn chặn tế bào ung thư lan rộng. Trước mổ, bác sĩ phát hiện người bệnh suy tim nặng, chức♊ năng tim (EF) còn 20%, trong khi người bình thường hơn 50%. Bác sĩ chụp mạch vành để tìm nguyên nhân, ghi nhận ba nhánh mạch vành hẹp 80-90%.
"Bệnh nhân m💮ắc bệnh mạch vành biến chứng suy tim, dọa nhồi máu cơ tim nên không thể phẫu thuật cắt thùy phổi", bác sĩ Dũng nói, thêm rằng cần thông mạch máu tim, đợi chức năng tim ổn định mới xử lý u phổi.
Tuy nhiên, tổn thương ba nhánh mạch vành của bệnh nhân không thích hợp can thiệp đặt stent nong mạch máu. Ê kíp phẫu thuật bắc cầu mạ𝐆ch vành không tuần hoàn ngoài cơ thể (Off‐Pump Coronary Artery Bypass Grafting - OPCABG). Đây là kỹ thuật mổ tim ít xâm lấn, không cần làm liệt tim, tức tim vẫn đập suốt quá trình phẫu thuật.
ThS.BS Nguyễn Hồng Vinh, khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho hay, so với phương pháp mổ tim truyền thống có dùng máy tim phổi nhân tạo, OPCABG có nhiều ưu điểm như vết mổ nhỏ, thời gian𒁃 người bệnh nằm viện ngắn, hồi phục nhanh, giảm nhiễm trùng, viêm, loạn nhịp tim và đột quỵ.
Sau 4 giờ phẫu thuật, ba cầu nối khơi thông các nhánh mạch vàn♛h, cung cấp đầy đủ lượng máu nuôi tim. Sức khỏe ông Tín hồi𝄹 phục, sinh hoạt bình thường sau hai ngày. Ba tuần sau, chỉ số EF tăng lên 45%, người bệnh được phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi.
Bác sĩ Dũng cùng ê kíp mở ba đường mổ nhỏ để đưa dụng cụ vào. Dưới sự hỗ trợ của hình ảnh nội soi (VATS), bác sĩ quan sát rõ toàn bộ thùy phổi, dễ dàng cắt bỏ khối u ác tính cùng toàn bộ thùy phổi trái. Sau mổ một ngày, người bệnh khỏe mạnh, chuẩn bị đợt hóa trị ung thư ngăn ngừa u tái ph♛át.
Bệnh mạch vành mạ🦹n tính thường xảy ra âm thầm và tiến tr🌺iển trong nhiều thập kỷ, ít biểu hiện. Triệu chứng chỉ bộc lộ khi diễn tiến bệnh nặng lên theo thời gian.
Bác sĩ Vinh khuyến cáo người tuổi cao, tiền sử gia đình mắc sớ♉m, thừa cân - béo phì, ít vận động, thường xuyên stress, ăn uống không lành mạnh nên tầm soát bệnh định kỳ. Người bị ngưng thở lúc ngủ, suy thận mạn, đái tháo đường, bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, xơ cứng bì...), rối loạn lipid máu gia đình cũng nên tầm soát bệnh mạch vành.
Thu Hà
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp |