Vợ chồng em đang bị mắc bệnh phụ khoa. Liệu điều này có ảnh hưởng đến việc sinh sản không? Nếu phải chữa trị thì sau thời gian bao lâu thì sinh cháu được? Em đang ở thành phố Bắc Giang, cho hỏi địa chỉ uy tín để chữa trị bệnh phụ khoa trên địa bàn? Em cảm ơn. (Hải)
Trả lời:
Chào bạn,
Rất cảm ơn bạn đã thường xuyên theo dõi chuyên mục cũng như 𓆉mạnh dạn gửi câu hỏi tới chúng tôi. Trước tiên cũng phải nói với bạn rằng để sinh được em bé khỏe mạnh thì đòi hỏi cơ thể người cha và người mẹ ngay từ khi còn đang ấp ủ trứng và tinh trùng cũng phải khỏe mạnh và sung sức. Bất cứ một tình trạng bất thường nào về tế bào giống của trứng hay tinh trùng thì cũng không tốt, hay những bệnh lý trong cơ thể người bố và/hoặc mẹ, đặc biệt là các bệnౠh tại chỗ của cơ quan sinh dục như bệnh phụ khoa, bệnh nam khoa đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển và khỏe mạnh của phôi thai lúc trong bụng mẹ, sau này là sức khỏe của em bé.
Để có thụ thai được, và sau đó là thai phát triển tốt, cần chuẩn♉ bị rất kỹ từ hai phía:
Về phía người chồng phải chuẩn bị ít nhất 3 tháng trước khi thụ thai để có được những con tinh trùng khỏe. Các việc cần 📖làm là:
+ Khám, điều trị triệt để hoặc loại trừ🐻 các bệnh lây nhiễm, viêm nhiễm sinh dục, các bệnh về gene di truyền…
+ Áp dụng chế độ sinh hoạt hằng ngày, ăn uống, chế độ sinh hoạt tình dục điều độ, chế độ ngủ nghỉ hợp lý, đồng thời tăng cường tập vận động kết hợp với uống đủ nước, luôn để cho đầu óc thoải má💜i và tâm hồn thư thái… Những điều đó ꩲsẽ tạo điều kiện cho tinh trùng sống khỏe hơn và dễ thụ thai hơn.
+ Lưu ý chế độ ăn tăng cường các chất bổ (thịt, cá, trứng, sữa…) nhưng vẫn phải đảm bảo ăn đầy đủ các nguồn chất dinh dưỡng cần thiết khác như nguồn thức ăn từ tinh bột, nguồn thức ăn cung cấp chất béo, nguồn thức ăn cung cấp protein… Các thực phẩm cung cấp nguồn protein và khoáng chất như thịt màu đỏ, các loại thủy sản, hải sản, các loại hạt hay những hoa quả, thực phẩm khác chứa nhiều vitamin A, E, C, slen, kẽm… đều có tác dụng tốt cho sự phát triển và khỏe mạnh của tinh tr🦂ùng. Tránh lạm dụng rượu bia, nên bỏ thuốc lá và tránh xa các loại thực phẩm độc hạ✱i.
Về phía người mẹ cũng vậy: Cũng phải chuẩn bị rất nhiều việc có thể lên tới 3-6 tháng. Các công việc chuẩn bị là: Tiêm phòng các bệnh lây nhiễm, bệnh gây ảnh hưởng đến thai nhi trong lúc mang thai như viêm gan B, 🐼Rubella… Khám loại trừ các bệnh di truyền, các bệnh về gene và điều trị triệt để bệnh viêm nhiễm, lây nhiễm sinh dục sinh sản trước khi thụ thai ít nhất một tháng. Áp dụng chế độ ăn uống sinh hoạt tốt để trứng phát triển tốt như: Ăn nh🐠iều thực phẩm tươi sống, bổ sung nhiều chất bổ dưỡng, vitamin E, acid forlic và sắt cũng sẽ giúp tăng cường khả năng thụ thai của trứng lên, đồng thời người mẹ cũng nên chuẩn bị tâm lý tốt để sẵn sàng làm mẹ…
Các bệnh viện tốt trên địa bàn Hà Nội có thể giúp bạn vừa được tư vấn, khám chữa, sàng lọc🐲 các bệnh lý trước thụ thai tốt như Bệnh viện ĐH Y Hà Nội, Bệnh viện phụ sản TW, Bệnh viện phụ sản Hà Nội...
Chúc bạn sớm có em bé khỏe mạnh và thông minh.
Thân mến.
Bác sĩ nam khoa Nguyễn Bá Hưng
Phòng k💛hám nam khoa Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec.