Hiện trường vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ngày 26/4/1986. Một trong bốn lò phản ứng của nhà máy, nằm cách thủ đô Kiev của Ukraina 110 km, nổ tung vào lúc 01h23' sáng theo giờ địa phương (Memorywiki). |
Ban đầu, chính quyền Liên Xô không thừa nhận có bất cứ điều gì bất thường xảy ra trong nhà máy. Họ chỉ bắt đầu cho sơ tán người dân sống xung quanh Chernobyl 36 tiếng sau tai nạn. Trong ảnh là một cảnh sát giao thông đang hướng dẫn các xe phun nước tham gia khử nhiễm xạ tại hiện trường. (BBC) |
Những người tham gia giải quyết hậu quả của thảm hoạ hạt nhân đang trên đường tới nhà máy điện Chernobyl (Memorywiki). |
Nhân viên nhà máy, lính cứu hoả và các quân nhân tìm mọi cách để kiểm soát lại lò phản ứng số 4 vừa bị nổ. Các máy bay trực thăng được huy động để thả cát và chì nhằm nỗ lực ngăn chặn hiện tượng lõi lò phản ứng bị chảy tan làm phát tán chất phóng xạ (BBC). |
Các binh sĩ thu dọn những mảnh vỡ nhiễm xạ chết người tại hiện trường vụ nổ (Memorywiki). |
Khi cơn nguy hiểm tức thì đã qua thì việc ngăn chặn sự phát tán rộng của phóng xạ trở thành thách thức chính. Hàng nghìn người được đưa tới khu vực lò phản ứng số 4 để dọn sạch khu vực bao quanh và xây một chiếc quan tài khổng lồ bằng bê tông cốt thép, bịt kín phía trên lò phản ứng để cách ly nó với mưa gió (BBC). |
Khi khu vực cấm vào được thiết lập trên đất Ukraina và nước láng giềng Belarus quanh Chernobyl đã đẩy khoảng 300.000 người địa phương rời khỏi nhà cửa. Đây là một ngôi làng mới ở Ternopilske được xây dựng cấp tốc, dành cho những người phải sơ tán khỏi khu vực nhà máy điện Chernobyl (BBC). |
Hai thập kỷ sau thảm hoạ hạt nhân Chernobyl, người ta vẫn chưa nhận thức được chính xác những ảnh hưởng đầy đủ mà những người bị phơi nhiễm phóng xạ sẽ phải hứng chịu. Ước tính số người chết vì tai nạn này sẽ dao động từ 9.000 đến 93.000 người (BBC). |
Đây là công trường xây dựng chiếc quan tài bê tông tại lò phản ứng số 4, nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất và sẽ bị nhiễm phóng xạ trong nhiều thế kỷ. Tuy vậy, con người vẫn có thể trở lại sinh sống ở nhiều vùng bị bỏ hoang quanh Chernobyl trong vòng vài thập kỷ nữa (BBC). |
Tổ chức Chernobyl Forum cho biết, khu vực cách ly 30 km quanh nhà máy điện hạt nhân sẽ vẫn được duy trì. Nhưng họ gợi ý nên xây dựng lại đường xá tại các nơi khác và khuyến khích người dân trở về an cư. Đây là bức ảnh sử dụng công nghệ quang phổ quanh Chernobyl, trong đó thảm thực vật được thể hiện bằng màu đỏ (BBC). |
Toàn cảnh chiếc quan tài bê tông bao quanh nơi từng xảy ra tai nạn. Theo các nhà khoa học, một chiếc quan tài mới sẽ sớm phải xây dựng do chiếc cũ được xây quá vội vàng và đang bị phân huỷ. Vào lúc xảy ra nổ đang có tới 200 tấn trong lò phản ứng này (Memorywiki). |
Đ.C. (st)