Phim ngắn là "món chính" trong Liên hoan Điện ảnh và Âm nhạc WildFest - diễn ra ngày 8/11 ở Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Ba tác phẩm dưới bảy phút - Không tên, Khi khu vườn im lặng và Nhật ký trong chuồng - không chỉ mang tính thẩm mỹ cao mà còn gây sốc với các thông điệp mạ♓nh mẽ về bảo vệ động vật hoang dã.
Không tên của đạo diễn trẻ Phạm Hoàng Phúc đánh mạnh vào thị giác người xem bằng những hình ảnh bạo lực trần trụi. Dài ba phút, phim chỉ gồm hai cảnh. Phân đoạn thứ nhất mô tả một chàng trai bị truy đuổi rồi bị cắt mất mũi. Phân đoạn thứ hai liền ngay sau, mô tả con tê giác một sừng Java cuối cùng của Việt Nam nằm chết do những kẻ săn bắn và cắt sừng. Đặt hai hình ảnh nhiều máu me cạnh nhau, phim khiến người xem rùng mình về nạn săn bắn động vật hoang dã ở Việt Nam. Tác phẩm nhận được g🐎iải thưởng lựa chọn của báo chí.
Hai phim Khi khu vườn im lặng (đạo diễn Nguyễn Mỹ Dung) và Nhật ký trong chuồng (Lê Bình Giang) gây sửng sốt về một thế giới mà ở đó, loài vật dần tuyệt chủng. T📖ác phẩm của Nguyễn Mỹ Dung dùng lời trần thuật của một cô gái từng sống ở Việt Nam hồi nhỏ trong khu vườn đầy muông thú. Khi lớn lên, cô về lại vùng đất cũ để thấy các loài động vật đã chết hết. Bộ phim để lại cảm xúc cho người xem bởi giọng kể nhẹ nhàng, nhịp phim nhuần nhị và đặc biệt là chuỗi khung hình giàu cảm xúc. Tác phẩm này giành giải đặc biệt của Ban giám khảo.
Dí dỏm hơn, Nhật ký trong chuồng dùng phương pháp nhân cách hóa, lấy nhân vật chính là cô tê giác Anna sống trong vườn t♏hú ở TP HCM. Nàng tê giác "tâm sự" về một ngày tù túng và chán nản của bản thân bên cạnh bầy voi, hổ, sư tử. Khi đêm xuống, Anna mơ về ngày nhỏ được sống ở châu Phi cùng mẹ trước khi gia đình cô bị bắn chết. Bộ phim như một mẩu chuyện có tính tự sự mang về cho Lê Bình Giang giải thưởng lớn nhất Lễ hội. Ngoài phần thưởng trị giá 50 triệu đồng, Bình Giang🐬 được tài trợ một c༒huyến đi Nam Phi thăm thế giới tê giác.
Không tên, Khi khu vườn im lặng và Nhật ký trong chuồng là ba trong số 11 tác phẩm lọt vào vòng tranh giải ở WildFest, được làm bởi các nhà làm phim trẻ. Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp - thành viên Ban giám khảo Wildfest - chia sẻ: "Phim của các bạn trẻ trong WildFest năm nay rất độc đáo. Khi xem, tôi không có cảm 🧔giác họ làm phim tuyên truyền nữa mà là làm với tâm thế của người thực sự quan tâm. Các bộ phim rất giàu cảm xúc, chân thành, ꦿsống động và đầy trăn trở".
Nguyễn Hoàng Điệp cũng làm phim ngắn ủng hộ sự kiện - Ai còn sống, giơ tay lên. Tác phẩm hội tụ ba hot girl trong phim sitcom Bộ tứ 10A8 - Dương Dương, Mai Chi và Thùy Anh. Phim để lại ám ảnh cho người xem bởi sự giật gân và các cảnh hành động, truyền thông điệp về t♎hế giới c𝐆hết chóc ở tương lai khi loài người tàn sát động vật.
WildFest là một phần của chương trình Cùng hành động tạo sự thay đổi (Operation Game Change – viết tắt OGC) - một liên minh giữa Mỹ và Việt Nam - nhằm thu hút sự chú ý và tạo ảnh h𒆙ưởng với cộng đồng về các vấn đề có liên quan tới nạn buôn bán động vật hoang dã, đặc biệt nhằm chấm dứt việc buôn bán sừng tê giác.
Ông Vũ Mạnh Cường - Quảﷺn lý chiến dịch - bày tỏ: "Một trong những nhiệm vụ của điện ảnh là phản ánh những vấn đề sát sườn với cuộc sống, chẳng hạn như vấn nạn buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã". Anh bày tỏ thêm rằng những sự kiện mang tính cộng đồng như thế này giúp các nhà làm phim trẻ ở Việt Nam có nhiều cơ hội trau dồi nghề nghiệp, tìm 🉐tòi và sáng tạo, cũng như giúp thay đổi nhận thức của cộng đồng.
Vũ Văn Việt