Phải traꦛng bị kiến thức về giới tính trước khi kết hôn. |
Nhiều người cho rằng người phụ nữ còn trinh thì trong ꦚđêm tân hôn - lần đầu được hưởng thú ái ân - phải ra ít máu. Vì vậy, có những chú rể (hoặc người nhà) đã ngầm trải khăn trắng trên giường để kiểm tra. Và đã có không ít cô dâu bị oan uổng.
Nhi♋ều đôi trai gái "cãi cha, cãi mẹ" để lấy được nhau, nhưng chỉ qua đêm tân hôn là đã ruồng rẫy nhau, chỉ vì trên tꦐấm vải trắng không có cái dấu vết chờ đợi kia. Chú rể không biết rằng trên thực tế có những trường hợp không chảy máu dù người vợ vẫn còn trong trắng.
Màng trinh có nhiều loại hình khác nhau. Nó là một nếp gấp niêm mạc mọc ra từ xung qua💖nh âm môn, che phủ lỗ ngoài của âm đạo, nhưng không phải kín bưng như tang trống. Màng trinh có lỗ để máu kinh hằng tháng thoát ra. Tùy theo hình dáng của lỗ mà màng trinh có hình dạng khác nhau: lỗ hình tròn nhỏ hay trái xoan, lỗ hình nửa vòng tròn, hoặc lỗ hình lá, hình bầu dục... Ở lớp niêm mạc màng trinh có những mao mạch. Hơn 60% phụ nữ có màng trinh mỏng, khi giao hợp lần đầu thì dễ rách và chảy máu. Nhưng cũng có loại khá dày, ngăn cản giao hợp, phải nhờ thày thuốc cắt rạch màng trinh.
Cần lưu ý các ông chồng trẻ là gần 30% phụ nữ có màng trinh dai và co giãn tốt, giao hợp không rách nên không ra máu. Có màng trinh hình cầu như dải lụa vắt vẻo từ bên này qua bên kia ở cửa âm đạo, khi giao hợp nó chỉ ép vào một bên chứ không rách nên cũng không chảy máu.
Bác sĩ Sriani Basnayake, Giám đốc y học Hội kế hoạch hóa gia đình Sri Lanca, là người từng khám cho rất nhiều cô gái bị rách màng trinh. Ông cho biết có chừng 25% trinh nữ khôngꦚ chảy máu trong lần giao hợp đầu tiên do nhiều nguyên nhân sinh lý, đặc biệt do cấu tạo khác nhau của màng trinh. Theo ông, "phép thử" máu màng trinh đã làm cho đêm tân hôn lẽ ra rất hạnh phúc và cực kỳ xúc động lại trở thành cái đêm lo âu, đau khổ nếu như không thấy ra máu. Vì vậy, khi quyết định tiến tới hôn nhân, cả cô dâu chú rể nên có thái độ thực tế và hiểu về màng trinh một cách đúng mức.
BS Vũ Hướng Văn, Sức Khỏe & Đời Sống