Hiện tại, dù giá bán của các căn hộ tập thể cũ ở Hà Nội đã giảm nhẹ hơn so với 5 năm trước, nhưng vẫn còn ở mức rất cao. Nhiều căn hộ tập thể cũ ở khu vực các quận trung tâm thành phố có giá đắt ngang ngửa chung cư cao 💛cấp mới, thậm chí đắt gấp đôi so với nhiều căn hộ chung cư hạng B trên thị trường.
Có thể kể đến một vài trường hợp điển hình như căn hộ tầng năm trong khu tập thể mặt phố Lê Phụng Hiểu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội với diện tích trong sổ là 30 m2 nhưng được rao bán với giá quanh 3 tỷ đồng (tức khoảng 100 triệu đồng một m2). Trong khi đó, khu tập thể cũ ở số 23B Hàng Tre, cũng chỉ có duy nhất một căn hộ tầng 4 với diện tích hơn 40 m2 được rao bán với giá 4 tỷ đồng. Xa trung tâm hơn, một số khu tập thể vừa "cũ" vừa "nát" ở khu vực Thành Công hay Kim Li𝄹ên vẫn có giá ꩵthấp nhất trên 50 triệu đồng mỗi m2.
Nói v🃏ề những căn hộ dạng này, một điểm dễ dàng nhận thấy là hàng loạt những bất cập, hạn chế trong quá trình sử🌃 dụng, như: không có chỗ để xe, chỉ có một phòng vệ sinh, không có thang máy, không có cách âm, điện nước thiếu ổn định...
Tôi quen nhiều gia đình sống trong các khu tập thể cũ, nhiều người phải chấp nhận dắt xe máy lên tận tầng 2, tầng 3 do phía dưới thiếu chỗ gửi. Với người có ôtô còn khổ hơn khi tìm chỗ gửi xe đã khó mà giá trông giữ còn trên trời, có khi đắt gấp đôi mức phí tại các khu chung cư mới (đâu đó khoảng 2-3 triệu đồng mỗi tháng). Chưa kể, sống ở các khu tập thể cũ, chuyện mất nước, tường ngấm nước mưa, trần nhà dột vì rò nước từ căn hộ tầng trên, tắc bồn cầu... cũng xảy ra "như cơm bữa" do công trình đã xuống cấp trầm trọng.
Một bất cập khác là tình trạng ô nhiễm tiếng ồn cũng là một nỗi ám ảnh với nhà tập thể cũ khi gần như nhà hàng xóm làm gì bạn cũng đều nghe thấy. Ngay cả việc sửa chữa, cả🅘i tạo những căn hộ thế này cũng không hề đơn giản vì 💃những rắc rối về mặt thủ tục pháp lý, trong khi những rủi ro đi kèm lại không hề nhỏ. Với hàng tá những bất cập, hạn chế như thế, tôi tự hỏi tại sao nhiều người phải lao đầu vào mua nhà tập thể cũ?
Chúng ta đang có quá nhiều sự lựa chọn về nhà ở. Các dự án nhà chung cư mới mọc lên ở khắp nơi là những lựa chọn đáng để cân nhắc. Với cùng tầm tiền trên, bạn hoàn toàn có thể mua một số căn chung cư tầm trung ở nội đô tại các khu vực như Tây Hồ, Hoàng Mai, Hà Đông... hay các phân khúc chung cư cao cấp ở ngoại thành Hà Nộ♔i.
Với 2,5 tỷ đồng, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một căn hộ chung cư tầm trung diện tích 120 m2, đầy đủ tiện nghi hiện đại. Trong khi cũng với tầm tiền đó, giỏi lắm bạn cũng chỉ mua được một căn hộ tập thể cũ diện tích 40 m2 tại khu vực quận không quá gần trung tâm như Đống Đa, mua xong cũng chưa chắc ở được ngay mà còn mất thêm tiền và công sửa chữa, cải tạo. Vậy bạn sẽ lựa chọn phương án nào?
Giá trị của nhà tập thể cũ chủ yếu nằm ở hai yếu tố: thứ nhất là vị trí đắc địa, thứ hai là có sổ đỏ. Hầu hết các khu tập thể hiện đều nằm ở vị trí rất đẹp, tọa lạc ở các khu đất "vàng" của Hà Nội, rất gần trung tâm, gần trường học, bệnh viện lớn... Ngoài ra, người mua nhà tập thể cũ cũng được sang tay chính chủ quyền sử dụng đất (sổ đỏ), thay vì﷽ quyền sử dụng nhà ở (sổ hồng) như căn hộ chung cư mới. Mặt khác, nhiều người cũng chọn đầu tư nhà tập thể cũ với mục đích chờ đền bù, giải tỏa.
Tuy nhiên, xét về mặt mua nhà để ở, việc bỏ vài tỷ đồng mua một căn hộ tập thể cũ, thiếu thốn tiện nghi, chật hẹp, xuống cấp, chỉ vì được ở trung tâm, xem ra không phải là một lựa chọn có lợi. Tôi chắc chắn sẽ chọn mua chung cư mới, xa trung tâm một chút nhưng tiện nghi và giá rẻ hơn, sau đó dùng khoản tiền dư để đầu tư các tài sản khác, sẽ có lợi nhuận lớn hơn nhiều. Còn bạn thì sꦐao?
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm🐈 168betvisa-slots.com.