Đang kỳ vọng VN-Index sẽ lần đầu chạm lại mốc 1.000 điểm ngay trong tháng 12, tâm trạng củꦬa nhiều nhà đầu tư đã bị dội gáo nước lạnh khi thị trường bất ngờ lao dốc.
Sau khi vượt 970 điểm tại phiên giao dịch 4/12, thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm li💟ên tục 3 phiên sau đó kéo VN-Index về dưới 940 điểm, tương đương 3% giá trị vốn hóa đã bốc hơi. Tuy nhiên, k🤡hông chỉ về mặt điểm số, 3 phiên giảm điểm với biên độ lớn đã tác động không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư.
"Sau phiên xả lớn, giao dịch hôm nay có phần hoảng loạn, thể hiện qua việc đà giảm ngày một nới rộng", báo cáo của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) sau phiên giao dịch 6/12 viết. Nhiều chuyên gia cũng đưa ra góc nhìn không mấy lạc quan về thị trườ꧙ng hiện tại, đặc biệt khi đà tăng trước đó quá nhanh đã tạo nền tảng tâm lý không vững vàng.
"Thị trường tiếp tục giao dịch theo chiều hướng tiêu cực phiên thứ ba liên tiếp. Mặc dù có một nhịp hồi phục đầu phiên sáng nhưng vẫn là chưa đủ để thu hút người mua quay trở lại trước tâm lý bảo toàn lợi nhuận về cuối năm của các nhà đầu tư", báo cáo thị trường của Công ty chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHꦅS)ꩲ mới công bố cho biết.
Chốt phiên giao dịch ngày 7/12, VN-Index tiếp tục giảm gần 9 điểm. Trong đó, nhóm cổ💝 phiếu vốn hóa lớn tiếp tục là "tội đồ" kéo thị trường đi xuống, khi VN30-Index - chỉ số đại diện cho nhóm 30 cổ phiếu vốn hóa lớn trên thị trường, đã giảm hơn 10 điểm, xuống 928,7 điểm.
Sau giai đoạn tăng nóng từ 800 lên 950 điểm, được dẫn dắt chủ yếu bởi nhóm cổ phiếu này, hầu hết những cái tên như VNM, VIC, ROS, VCB hay SAB đều xác lập 🦋mặt bằng giá mới với tỷ suất sinh lời khá cao. Điều này khiến áp lực chốt lời của nhà đầu tư trong ngắn hạn gia tăng khị thị trường có dấu hiệu điều chỉnh để bả﷽o vệ thành quả.
Theo các công ty chứng khoán, việc chỉ số tăng quá nhanh trong giai đoạn trước đó cũng khiến tâm lý nhà đầu tư không ổn định. Tâm trạng hoảng loạn và bán tháo sẽ dễ xuất hiện. "Thị tr🙈ường vốn chờ đợi những phiên điều chỉnh kỹ thuật sau quá trình tăng nóng, nhưng nếu đà giảm quá mạnh xảy ra nhà đầu tư kh൲ông chắc đã giữ được bình tĩnh", một nhà đầu tư trên thị trường đánh giá.
Tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư còn được phản ánh thông qua thanh khoản của thị trường. Theo Công ty chứng khoán BIDV, thanh khoản khớp lệnh có chiều hướng suy yếu mạn🍸h trong phiên giao dịch 7/🌼12 đã cho thấy sự e dè của nhà đầu tư về chiều hướng xấu của thị trường.
Một lý do khác cũn⛦g được nhiều nhà đầu tư lý giải cho biến động vừa qua là việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Với tỷ lệ cho vay mua cổ phiếu (margin) của các công ty chứng khoán ở mức cao trong giai đoạn trước, nhiều nhà đầu tư có xu hướng hạ bớt tỷ lệ này về ngưỡng an toàn trước khi đến các ngưỡng kháng cự quan trọng. Cộng hưởng với đà giảm chung của thị trường, điều này đã tạo nên làn sóng bán tháo ở nhiều cổ phiếu, nới rộng thêm đ♈à giảm của chỉ số.
Tuy nhiên, trong bối cảnh VN-Index đã giảm sâu 3 phiên liên tiếp, vẫn có những yếu tố cho thấꦬy khả năng thị trꦜường vẫn có thể trụ vững trong ngắn hạn.
♋ Theo các công ty chứng khoán, dù nhóm cổ phiếu bluechip dẫn dắt trước đó đã đảo chiều giảm mạnh, nhưng thực tế dòng tiền v♔ẫn không rút khỏi thị trường quá nhiều. Bằng chứng là sự phân hóa rõ rệt trên bảng điện tử khi vẫn có những cổ phiếu đi ngược thị trường, đặc biệt là nhóm cao su, bảo hiểm và dầu khí.
"Điểm tích cực trong phiên 7/12 là thay vì biến động theo thị trường, các mã cổ phiếu vừa và nhỏ lại đang hoạt động khá tích cực và thu hút dòng tiền của nhàꦚ đầu tư. Số các mã tăng điểm và giảm điểm đã có sự cân bằng", báo cáo của Công ty chứng khoán BIDV cho phiên giao dịch 7/12 nhận định.
Điều này phần nào cũng đúng với sự vận động của thị trường trong giai đoạn trước. Quá trình bứt phá của VN-Index phụ thuộc chính vào nhóm vốn hóa lớn, trong khi nhóm midcap và penny vẫn chưa "vận độn♈g". Do đó, khi nhóm cổ phiếu bluechip chịu áp lực chốt lời thì dòng tiền sẽ tìm đến những cổ phiếu có tiềm năng hơn để tận dụng cơ hội.
Minh Sơn