Bloomberg nhận định Việt Nam đang dần lấy lại niềm tin của nhà đầu tư sau giai đoạn khó khăn với nền kinh tế tăng trưởng chậm nhất kể từ 1999 và xếp hạng trái phiếu Chính phủ bị Moody’s hạ bậc vꦛì nợ xấu trong năm 2012. Hệ số P/E bình quân trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện là 11 - thấp nhất Đông Nam Á. Vì vậy, giới phân tích quốc tế nhận định thị trường tại đây sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.
Tăng trưởng chứng khoán trung bình năm 2013 của 77 nền kinh tế được Bespoke theo dõi là 7,11%. Trong đó, 57 thị trường ghi nhận tăng trưởng, 19 giảm và một đứng y🍬ên. Dubai là sàn chứng khoán tăng mạnh nhất, tính đến thời điểm này, với 49,25%. Theo sau là Nigeria và Abu Dhabi.
Bespoke nhận xét ch💟ứng khoán các nước mới nổi (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) đã có một năm rất chật vật. Ấn Độ khởi sắc nhất cũng chỉ tăng 0,01%. Trong khi đó, Nga và Brazil còn gần như "đội sổ".
Ngược lại, các thị trường như Nhật Bản hay Mỹ lại rất khả quan. Dù không còn đứng đầu như tháng trước, Nhật Bản vẫn là quốc gia t𝄹ăng trưởng tốt nhất nhóm nước công nghiệp phát triển G7 với 23,88%. Mỹ đứng thứ hai trong nhóm với 14,91%, theo sau là Anh, Đức, Pháp, Italy. Canada xếp cuối với mức giảm 0,42%.
Chứng khoán Nhật đi lên từ đầu năm nhờ sự kỳ vọng các biện pháp kích thích của Thủ tướng Shinzo Abe sẽ giúp chấm dứt hai thập kỷ giảm phát. Tính đến cuối tháng 4, chứng khoán nước này đã tăng💎 tới 34%. Tuy nhiên, vài tuần qua, thị trường này lại giảm điểm do các nhà đầu tư nghi ngờ hiệu quả "mũi tên thứ ba" trong chiến lược kinh tế của ông Abe.
Wall Street cũng khởi sắc thời gian gần🎀 đây do báo cáo việc làm tháng 4 cho thấy tình hình thất nghiệp tại Mỹ đang được cải thiện. Đây là dấu hiệu cho thấy các công ty thꦯích ứng tốt với chính sách tài khóa khắc nghiệt và lạc quan về triển vọng lực cầu trong 6 tháng cuối năm.
Thùy Linh (theo Bespoke)