* Ảnh: Cuộc sống trên đảo Sinh Tồn, Cô Lin và Len Đao |
Thượng tá Hoàng Hoan từng giữ chức Phó chỉ huy chính trị Trung đoàn 83 (Quân chủng Hải quân) giai đoạn 1988 - 1997 và là người trực tiếp chỉ huy Trung đoàn khi lính Trung Quốc đổ bộ đánh chiếm trái phép đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 trao đổi với 168betvisa-slots.com xung quanh trận đụng độ này.
Thượng tá Hoàng Hoan mô tả lại thời khắc xảy ra trận đụng độ 14/3/1988 trên tấm bản đồ. Ảnh: Nguyễn Đông. |
- Bối cảnh tình hình tại quần đảo Trường Sa như thế nào vào giai đoạn xảy ra trận đụng độ Gạc Ma năm 1988 thưa ông?
- Năm 1976, Quân ch💎ủng Hải quân chỉ đạo chiến sĩ đi kiểm tra các đảo chìm, cắm mốc chủ quyền. Tháng﷽ 10/1987 tình hình trên quần đảo Trường Sa rất phức tạp, Trung Quốc đơn phương đưa tàu chiến hoạt động ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Cuối năm 1987, Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh Hải quân tăng cường khả năng bảo vệ quần đảo Trường Sa, trong đó gồm cả việc củng cố, xây dựng thêm các hạng mục công trình chiến đấu, sinh hoạt cho bộ đội. Nhiệm vụ cấp bách nên sau Tết Mậu Thìn, c♍ác chiến sĩ vào cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
20h ngày 11/3/1988, tàu HQ 604 (Lữ đoàn 125) của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ nhận lệnh xuất phát từ Cam Ranh chở theo 70 bộ ✱đội công binh của Trung đoàn 83 và 22 bộ đội của Lữ đoàn 146 ra xây dựng cụm đảo Gạc Ma. Khi bộ đội đang chuyển vật liệu lên đảo thì ba tàu chiến Trung Quốc áp sát, giật cờ, nã súng xâm chiếm đảo Gạc Ma trái phép. Sau đó, tàu Trung Quốc tiếp tục tấn công tàu HQ 605 đang bảo vệ và xây dựng đảo Len Đao và tàu HQ 505 canh giữ Cô Lin.
Trước khi xảy ra xung đột vũ ⛄trang tại Gạc Ma, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có tranh chấp ở đảo Châu Viên (thuộc quần đảo Trường Sa). Hai tàu của Hải quân Việt Nam chuẩn bị vào đảo thì phía Trung Quốc đã kéo nhiều tàu đến, buộc quân ta phải rút về Đá Đông.
- Trong tình hình đó Việt Nam đã có những chuẩn bị gì trước thời điểm Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm đảo Gạc Ma?
- Do có kinh nghiệm từ chiến tranh biên giới năm 1979 nên khi xuất quân ra Gạc Ma quân ta đã có đề phòng. Quân chủng Hải quân đã lường đến tình huống có xung đột vũ trang. Lãnh đạo Quân chủng quán triệ💧t nhiệm vụ với chiến sĩ tham gia nhiệm vụ là nếu có biến cố thì bằng mọi giá phải chiến đấu để giữ đảo.
Lúc này, lực lượng công binh ra Trường Sa có n๊hiệm vụ xây dựng nhà chòꦚi cho bộ đội ở, tạo thành thế trận vững chắc trên biển. Tâm thế của hải quân Việt Nam lúc đó là làm nhiệm vụ xây dựng trên đảo thuộc chủ quyền của mình. Tàu HQ 604 và HQ 605 là những tàu vận tải, vũ khí trang bị chỉ có AK và súng trường. Chủ trương của trung ương khi đó là không để chiến sự xảy ra ở Trường Sa.
Chiến sĩ ở đảo chìm Len Đao làm nhiệm vụ canh giữ chủ quyền. Ảnh: Nguyễn Đông |
- Khi xảy ra chiến sự ở Gạc Ma, Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân đã có những động thái như thế nào thưa ông?
- Sở chỉ huy Quân chủng lúc đó ở Vùng 4 Hải quân (Cam Ranh, Khánh Hòa), trực tiếp chỉ huy các lực lượng. Còn Trung đoàn 83 đóng quân các💛h Sở chỉ huy gần 1 km. Khoảng 8 - 9h sáng 14/3, đất liền nghe đài phát thanh (lấy lại tin của Bộ Quốc phòng) thông báo xảy ra chiến sự ở Gạc Ma.
Bộ Quốc phòng chỉ đạo bằng mọi giá phải kiên quyết giữ được chủ quyền tại 3 cụm đảo này. Thượng tướng Giáp Văn Cương (chỉ huy trực tiếp༒ Vùng 4 Hải quân và là Đô đốc đầu tiên của Hảꦕi quân Việt Nam) điều các tàu đang làm nhiệm vụ tại Trường Sa có trách nhiệm cấp cứu thương binh đưa về đảo Sinh Tồn. Ông điện cho Bộ Quốc phòng yêu cầu điều thêm tàu cứu hộ cấp cứu chiến sĩ.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm tớ꧋i Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối việc nước này xâm phạm chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, đặc biệt là gây xung đột vũ trang tại đảo Gạc Ma.
- Khi đó các lực lượng trên quần đảo Trường Sa đã hiệp đồng ra sao thưa ông?
- Trận xung đột đã gây cho quân ta thiệt hại rất lớn, hai tàu chìm, một tàu hư hỏng, 64 chiến sĩ hy sinh, 9 người bị phía Trung Quốc bắt làm tù binh. Lúc đó, phía ta 🦹cũng có nhiều ý𒊎 kiến khác nhau về quyết định đánh hay không đánh.
Bản thân chỉ huy trưởng Giáp Văn Cương muốn đánh, nhưng cuối cùng chúng ta đã quyết định 🔯đấu tranh bằng p🌸háp lý để bảo vệ chủ quyền.
Chiến sĩ hải quân của Trung đoàn công binh 83 làm nhiệm vụ xây dựng các đảo ở Trường Sa sau sự kiện Gạc Ma. Ảnh: Tư liệu Trung đoàn 83 |
- Sau khi Trung Quốc chiếm giữ Gạc Ma, Hải quân đã có những hành động gì để giữ chủ quyền tại các đảo khác?
- Dù gây tổn thất lớn cho binh đoàn nhưng tình hình lúc này phải bình tĩnh để xây dựng quyết tâm cho các chiến sĩ. Đêm 16/4/1988, Trung đoàn công binh 83 lại đưa bộ đội ra xây dựng đảo và riêng năm đó Trung đoàn lập kỷ lục với 20 phân🏅 đội đi đảo, có chiến sĩ đi đảo tới 5 lầꦰn.
Ở hai đảo chìm Cô Lin và Len Đao được xây dựng hai nhà sắt (sà lan), mỗi nhà 25 tấn thép c༺huyển vượt gần 500 km từ đất liền ra vô cùng vất vả và chỉ kịp sơn chống gỉ. Việc xây dựng này theo chỉ đạo của Quân chủng Hải quân để xem động thái của🐓 Trung Quốc. Các lực lượng bảo vệ đảo được tăng cường giữ chủ quyền.
Chính phủ cũng tổ chức phát động phong trào Hướng về Trường Sa với khẩu hiệu "Vì Trường Sa thân yêu" về cả tinh thần lẫn vật chất. Trước đó, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng quyết định giao nhiệm vụ cho 6 tỉnh Hải Phòng, Quảng Nam - Đà Nẵng, Nghĩa Bình (Bình Định và Quảng Ngãi), Vũng Tàu - Côn Đảo, TP HCM, Phú Khánh (Khánh Hòa v🔴à Phú 🔴Yên), mỗi địa phương phải có trách nhiệm làm một nhà cấp một lâu bền cho một đảo bằng kinh phí và cả lực lượng tàu vận tải. Tỉnh Nghĩa Bình huy động đến 5 tàu chở vật liệu và 100 công nhân ra đảo Đá Lớn.
Năm 1988, Trung Quốc đưa quân ra chiếm đóng bãi đá Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Do các bãi đá này không có quân đồn trú nên Hải quân Việt Nam phải đưa tàu ra bảo vệ và cuộc chiến nổ ra ngày 14/3/1988. Phía Việt Nam chìm 2 tàu vận tải, 64 chiến sĩ hy sinh, 9 người bị bắt làm tù binh. Từ đó, Trung Quốc chiếm giữ đảo Gạc Ma, còn Việt Nam vẫn giữ được đảo Cô Lin và Len Đao. |
Nguyễn Đông thực hiện