Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers Index (PMI) - được thไực hiện bằng cách khảo sát lãnh đạo các công ty tư nhân ngành sản xuất, dịch vụ, nhằm đánh giá sức khỏe chung của cả nền kinh tế. Chỉ số này lấy ngưỡng 50 điểm để xác nhận sự mở rộng (trên 50) hay thu hẹp (dưới 50) củ🐎a lĩnh vực sản xuất.
Tháng 8, PMI của Việt Nam giảm xuống 40,2 điểm. Tháng trước đó, PMI cung giảm còn 45,1 điểm. Con số này cũng là mức suy giảm mạnh n🥂hất kể từ tháng 4/2020﷽, đồng thời, các điều kiện kinh doanh đến nay cũng giảm ba tháng liên tiếp.
🌟Theo IHS Markit, tình trạng suy thoái trong lĩnh vực sản xuất của 🅠Việt Nam trầm trọng hơn trong tháng 8 khi Covid-19 bùng phát ở mức độ tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Những biện pháp hạ💜n chế dẫn đến đóng cửa tạm thời một số doanh nghiệp, các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế đi lại nhằm cố gắng kìm hãm sự lây lan dịch bệnh khiến sản lượng, số 🔴lượng đơn đặt hàng mới, hoạt động mua hàng và việc làm đều giảm nhanh hơn.
Trong khi đó, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng chưa từng có tiền lệ tiếp tục diễn ra trong bối cảnh khó khăn của khâu vận chuyển và áp lực với các hải cảng của quốc gia. Điều này, cùng với tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu, đã🐭 tạo áp lực làm chi phí đầu vào tiếp tục🉐 tăng mạnh.
"Các nhà sản xuất Việt Nam đang đối🔯 mặt với một nhiệm vụ gần như bất khả thi khi mà các hạn chế được áp dụng để kìm hãm sự lây lan của Covid-19 làm cản trở khả năng sản xuất h꧃àng hóa", Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, đánh giá.
Theo khảo sát của IHS Markit, chuỗi cung ứng bị gián đoạn nghiêm trọng khi thời gian giao hàng kéo dài ở mức kỷ lục tháng thứ hai liên tiếp. Những khó khăn của khâu vận tải được nhiều người nhắc đến, khi tình trạng tắc nghẽn tại các cảng do không thể hoạt động hết công suất. Tình trạng♒ khan hiếm nguyên vật liệu là nhân tố thứ hai góp phần làm kéo dài thời gian giao hàng.
Tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu và những vấn đề 🌳của khâu vận tải làm chi phí đầu vào tiếp tục tăng mạnh, và tốc độ tăng giá vẫn thuộc mức nhanh nhất trong một thập kỷ. Để bù đắp, giá cả đầu ra cũng tăng, mặc dù mức độ tăng là thấp hơn nhiều so với chi phí đầu vào, khi một số công ty phải giảm giá để duy trì doanh số.
Tháng 8 cũng ghi nhận mức giảm gần kỷ lục của hoạt động mua hàng trong bối cảnh đóng cửa công ty tạm thời và yêu cầu sản lượng giảm. Mặc dù giảm hoạt 𒆙động mua hàng, tồn kho hàng hóa đầu vào đã tăng lần đầu tiên trong ba tháng. Tình trạng tăng chủ yếu phản ánh những khó khăn của các công ty trong việc duy trì sản lượng.
"Hệ quả của toàn bộ việc này là chỉ số PMI mới nhất đã cho thấy mức sụt giảm đáng kể củꦚa sản lượng ngành sản xuất, và mức giảm chỉ đứng♉ sau mức kỷ lục được ghi nhận vào tháng 4/2020. Các công ty cũng thay đổi kỳ vọng của họ khi triển vọng cho thấy thời kỳ hạn chế rất có thể còn kéo dài", Harker nhận xét.
Minh Sơn