Bài viết Chuồng bò và ý dân nói về dự án xây dựng chuồng bò cho người dân ở tỉnh Nghệ An với đơn giá 230 triệu đồng một chuồng. Mặc dù vẫn chưa được biết giá trị thực sự của hệ thống chuồng bò có tổng trị giá 12 tỷ đồng này là bao nhiêu, nhưng đã có những nghi vấn sai phạm và hiện công an đang điều tra.
Sau bài viết, độc giả Hà Giang bình luận:
Suy cho cùng dự án này là để tạo cho bà con có thu nhập. Là một người làm kinh tế tôi không b🎶ao giờ đầu tư quá nhiều vào chuồng trại như vậy nếu trong túi ít tiền. Cái người dân cần là con giống khỏe, kỹ thuật chăn nuôi và quan trọng nhất là đầu ra.
Với lợi thế gần rừng núi, với số tiền hỗ trợ không quá 10 triệu đồng, họ có thể hoàn thiện một cái chuồng bò đầy đủ công năng✅, an toàn và chắc chắn như cái nhà bê tông kia. Còn đằng saཧu câu hỏi vì sao lại cứ phải xây cái chuồng bò nhiều tiền thì câu trả lời sẽ có người khác công bố.
Độc giả Hồng Phúc Quan chỉ ra nghịch lý khiến nhiều người buồn cười của dự án:
Những ai đã từng sống ở vùng miền núi Nghệ An sẽ biết mức độ khắc nghiệt khi vào mùa lạnh. Làm chuồng bò kiên cố để chống lại thꦛời tiết khắc nghiệt là niề⛄m mơ ước của bà con. Giá cả vật liệu để xây dựng cũng cao hơn miền xuôi vì chi phí vận chuyển cũng như nhân công tăng.
Nhưng tại sao bò ở nhà xây trong khi người dân lại ở nhà tre nứa ⭕làm cho người ta buồn cười? Vì sự phối hợp giữa cơ quan thực thi chính sách an ninh xã hội và cơ quan phát triển kinh tế chưa đồng bộ. Hình ảnh tới đây sẽ phản cảm hơn nếu mùa mưa bão bà con phải dời sang chuồng bò để ở cho an toàn. Câu chuyện sẽ sáng tỏ khi có kết luận của cơ quan điều tra.
Độc giả An Tư cho rằng số tiền hỗ trợ 230 triệu đồng để xây dựng chuồng bò có vấn đề:
Tỉnh tôi làm nhà đại đoàn kết hỗ trợ 20 triệu đồng mỗi hộ. Vừa rồi thực hiện nhà tình nghĩa là 50 triệu đồng. Đây đã là số tiền khá lớn. Ở một số tỉnh thành lớn mức hỗ trợ tất nhiên cũng tăng theo. Tuy nhiên, theo tôi nhớ thì không có mức ti༺ền hỗ trợ nào đến 3 con số hàng đầu cả.
Quả thực tôi rất khâm phục dự án này, bởi vì chi tiền ngân sách đâu phải như bỏ tiền trong túi đi chợ. Phải qua khâu kiểm duyệt, kiểm đ♊ịnh, định giá của bao nhiêu cơ quan, đơn vị, chứ không riêng gì cơ quan chủ trì là Ban Dân tộc tỉnh.
Thật sự rất mong muốn được đi tham quan học tập mô hình này của các bạn. Chuồng bò to như thế cơ mà, chắc sau này nhà cửa sẽ còn được hỗ trợ nhiều ꧟hơn nữa chăng?
Một số độc giả đặt vấn đề về hiệu quả của đầu tư công:
Câu chuyện cái chuồng bò chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong vấn đề đầu tư công. Nhất là các dự án liên quan đến an sinh xã hội, dự án phát triển vùng miền. Cần quản lý chặt💞 chẽ hơn để tiền ngân sách phát huy tối đa hiệ♈u quả. Có vậy đất nước mới phát triển được, còn không thì chỉ phát triển được cho số ít cá nhân.
N💮ghịch lý kiểu chuồng bò và nhà ở này đã từng diễn ra ở nhiều nơi mà sao vẫn khônh thấy sợi dây kinh nghiệm được rút? Phải chăng các vị cán bộ ấy chỉ biết tập trung ở vùng miền mình mà không nhìn ra các nơi khác nên hậu quả là lặp lại vết xe đổ? Hay họ thậm chí bận rộn đến mức không có cả thời gian để đọc những bài báo liên quan? Dù có suy diễn theo chiều h💦ướng nào thì tôi cũng chưa tìm ra lý do tích cực nào cho cái lỗi "chuồng bò"ngớ ngẩn kia.
Số ✱tiền 230 triệu đồng mà được chi đúng chỗ thì có thể xây được một căn nhà nho nhỏ có thể ở được, cộng thêm một chuồng bò nhỏ đủ kiên cố để có thể chăn nuôi được chục năm. Tôi nghĩ không chỉ riêng tôi mà tất cả mọi người đều sẽ không xây một cái chuồng bò với giá 230 triệu đồ꧙ng.
Trước đây, tôi được thầy dạy về việc ra quyết định dựa vào mô hình thác nước. Nó sẽ được diễn ra một trong hai chiều: Từ trên cao xuống thì dễ vô cùng, cứ đi đều đều và không có trở ngại gì hết, chỉ có cái thiệt là ở bên dưới bị gì thì bên trên "bị che" không thấy được. Còn theo chiều ngược lại từ dưới đi lên thì mất công sức hơn vì phải xây các trạm vận chuyển qua từng khâu, kiểm soát phải cẩn thận để khô🔜ng sai sót, nếu không thì hỏng hết tất cả.
Theo hồ sơ, đề án hỗ trợ phát triển kinh tế⛦ - xã hội dân tộc Ơ Đu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2025 được phê duyệt vào năm 2016 với tổng kinh phí 120 tỷ đồng. Trong đó ngân sách Trung ương 90% và 10% ngân sách đối ứng địa phương. Tháng 7/2019, UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định phân bổ kinh phí thực hiện các hạng mục của đề án. Tại bản Văng Môn (xã Nga My, huyện Tương Dương) có hạng mục xây dựng chuồng trại gia súc theo quy hoạch với kinh phí 12,6 tỷ đồng, xây 67 chuồng bò cho 67 hộ dân (trung bình mỗi công trình hơn 186 triệu đồng). |
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiếntại đây.
Hữu Nghị tổng hợp