Chuyến bay số hiệu PS752 của Hãng hàng không Quốc tế Ukraine (UIA) hôm 8/1 rơi và bốc cháy gần sân bay quốc tế Imam Khomeini ở thủ đô Tehran, Iran ngay sau khi cất cánh để tới Kiev, Ukraine. Toàn bộ 167 hành khách và 9 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng, bao gồm 83 người Iran, 63 người Canada, 11 ngưღời Ukraine, 4 người Afghanistan, ba người Anh và ba người Đức.
Các cuộc điều tra tai nạn hàng không liên quan tới chuyến bay quốc tế thường rắc rối, khi những điều tra viên và chuyên gia kỹ thuật khắp thế giới tập trung lại để xem xét nguyên nhân thảm họa. Những bước cụ thể trong quá trình điều tra được quy định trong nghi thức quốc tế. Tuy nhiên, 🤡chúng không có tính ràng buộc.
Thông thường, quốc gi💃a nơi xảy ra tai nạn sẽ dẫn đầu cuộc điều tra, bên cạnh giới chức từ những nước có nạn nhân và các nhà sản xuất thiết bị chính. Trong trường hợp vụ tai nạn ở ngoại ô Tehran, Iran nắm quyền chủ chốt quyết định những bên nào có thể tham gia điều tra.
Do máy bay gặp nạn thuộc hãng Boeing của Mỹ, đáng lẽ một số chuyên gia nước này sẽ lên đườ🔥ng tới hiện trường trong vòng một đến hai ngày. Tuy nhiên, trong🐭 bối cảnh căng thẳng cao độ giữa Washington và Tehran, họ chưa chắc có thể tham gia điều tra sự cố đối với chiếc Boeing 737-800.
Sự việc trở nên phức tạp hơn sau khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói nhiều thông tin tình báo cho thấy chuyến bay PS752 vô tình bị tên lửa phòng không Iran bắn trúng. Vài giờ trước vụ tai nạn, Iran phóng hàng chục tên lửa vào hai căn cứ lính Mỹ đồn trú để trả thù cho tướng Qassem Soleimani, tư lệnh đặc nhiệm Quds bị Mỹ hạ sát trong cuộc không kích hôm 3/1.
Trong video được NY Times kiểm chứng tính xác thực, tên lửa bắn lên bầu trời Tehran sáng 8/1, trùng thời điểm c🌳hiếc Boeing 737-800 gặp nạn, dường như đã trúng vật thể nào đó. Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết máy bay Ukraine trúng🌄 tên lửa phòng không Tor-M1 do Nga sản xuất.
Khi cuộc điều tra chuyển hướng sang vấn đề quân sự hoặc an ninh quốc gia, vai trò của các nhà điều tra dân sự thường bị gạt sang một bên. Các điều ước quốc tế về hợp tác và chia sẻ dữ liệu cũng không còn được áp dụng. Thêm vào 𝓡đó, phía quân đội có xu hướng tập trung vào bảo vệ nguồn tin tình báo và bí mật qu🐷ốc gia.
Mặc dù vậy, chính quyền Iran, thông qua các bên trung gian như tổ chức hàng không dân dụng thuộc Liên Hợp Quốc, vẫn tỏ ý muốn Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) hỗ trợ kỹ thuật, giới chức Mỹ cho h𓆉ay. Điều này đồng nghĩa với việc Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), hãng Boeing và General Electric, tập đoàn chế tạo động cơ máy bay cùng một đối tác liên doanh Pháp, sẽ tham gia tìm hiểu sự việc ở mức độ nào đó.
Bất chấp việc NTSB được mời hỗ trợ, vai trò của Washington trong quá trình điều tra vẫn vướng nhiều rào cản khác. NTSB và các công ty Mỹ phải đảm bảo với chính quyền Tổng thống Donald Trump rằng họ k🎃hông vi phạm những lệnh trừng ph𝄹ạt về chuyển giao công nghệ nhạy cảm cho Iran. Bất kỳ nhóm điều tra nào của Mỹ cũng cần được chính phủ phê duyệt.
Một vấn đề khác với chính phủ Mỹ là họ phải tìm ♛cách bảo vệ công dân khi những ngư📖ời này tới Tehran phục vụ cuộc điều tra. Lệnh trừng phạt bổ sung với Iran của Trump có khả năng khiến giới lãnh đạo nước này tức giận, hoặc các cuộc biểu tình trên đường phố sẽ dữ dội hơn. Những nước khác cũng có thể đối mặt với một số vấn đề phức tạp xảy ra trong quá trình hợp tác với Iran.
Quá trình điều tra của các chuyên gia quốc tế còn phụ thuộc vào sự hợp tác của chính phủ Iran. Giới chức Iran cho biết họ đã tìm thấy các hộp đen máy bay, thiết bị ghi lại âm thanh và dữ liệu từ buồng lái, nhưng tuyên bố không gửi chúng cho Boeing. Trong khi đó♛, hộp đen máy bay thường cần sửa chữa để có thể thu thập dữ liệu và chỉ vài nước có khả năng làm việc này, bao gồm Mỹ, Anh, Pháp và Australia.
Quá trình đꦐiều tra tai nạn hàng không thường bắt đầu bằng việc tìm kiếm mảnh vỡ, phân tích tại chỗ trong một tuần hoặc hơn, nhằm xác định máy bay có bị tấn công hay không, Tony Cable, chuyên gia về tai nạn hàng không ở London, cho hay.
Tuy nhiên, theo báo cáo sơ bộ của các quan chức an toàn hàng không Iran, các mảnh vỡ máy bay Boeing 737-800 đã "được thu thập và chuyển đến một địa điểm an to💖àn".
Cơ quan an toàn giao thông Canada hôm qua cho biết họ đã đồng ý lời mời tới tìm hiểu hiện trường vụ tai nạn từ giới chức Iran, nói thêm rằng đang sắp xếp chuyến đi. Các quan chức Ukraine cũng nhận được lời mời và đã có mặt tại Tehran, cùng với những chuyên gia từng điều trꦯa vụ máy bay MH17 của Malaysia Airlines rơi ở Donetsk, miền đông Ukraine, nơi phe ly khai thân Nga kiểm soát.
Chiếc Boeing 777 trúng một quả tên lửa phòng không trên hành trình từ Amsterdam đến Ku🌜ala Lumpur vào ngày 17/7/2014, khiến toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng, với 2/3 là người Hà Lan. Một số chi tiết nhạy cảm trong thảm họa này chưa bao giờ được công khai, trong khi những thông tin khác mất nhiều năm mới sáng tỏ.
Ngoài cuộc điều tra riêng biệt về an toàn hàng không, Nhóm Điều tra Chung (JIT) do Hà Lan dẫn đầu còn tiến hành điều tra hình sự. Họ xác định một tên lửa BUK "có nguồn gốc từ lãnh thổ Nga" được sử dụng trong vụ tấn công, sau đó p🍸hát lệnh truy nã và truy tố tội giết người với ba công dân Nga và một công dân Ukraine. Tuy nhiên, Nga nói cáo buဣộc của các điều tra viên JIT "hoàn toàn vô căn cứ".
Xung đột về ngoại giao hoặc vấn đề kỹ thuật cũng từng khiến một số quốc gia do dự trong quá trình hợp tác điều tra sự cố. Sau vụ rơi máy bay Boeing 737 MAX ở Ethiopia năm ngoái, giới chức Etཧhiopia xích mích với các đối tác tại NTSB về việc chia sẻ dữ liệu. Cuối cùng, Ethiopia đã quay lưng với Mỹ và gửi hộp đen máy bay tới Pháp.
Ai Cập cũng từng ngần ngại hợp tác với Pháp trong cuộc điều tra vụ máy bay của hãng EgyptAir gặp nạn khi đi từ Cairo đến Paris năm 2016. Ai Cập chịu trách nhiệm dẫn dắt điều tra và chính quyền nước này nghiêng về giả thuyết phi cơ bị rơi do nổ bom trên ♎khoang.
Tuy nhiên, nguyên nhân sự cố tới nay vẫn là bí ẩn, khi các điều tra viên Pháp không được cung cấp thông tin chi tiết về những phát hiện, với lý do nhằm chống khủng bố. B🅺a năm rưỡi sau, một nhóm điều tra của Ph൩áp cáo buộc chuyến bay MS804 không đủ an toàn để cất cánh do sai sót về bảo trì của EgyptAir.
Ánh Ngọc (Theo WSJ)