Tại Hội thảo quốc gia môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới, do trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức 💙ngày 26/8, GS Đỗ Thanh Bình, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chꦍo rằng chương trình môn Sử còn nhiều hạn chế, cần khắc phục.
Thứ nhất, môn Lịch sử (thuộc môn tích hợp Lịch sử và Địa lý) cấp THCS còn khá nặng nề so với lứa tuổi học sinh. Theo ông Bình, học sinh THCS chưa phát♒ triển ổn định, chưa vững vàng tâm - sinh lý, nhận thức còn non nớt, cảm tính, việc tiếp nhận kiến thức cũng chưa lý tính, có chiều sâu. Tuy nhiên, một khối lượng kiến thức Lịch sử lớn, gần như toàn bộ bậc THPT trước đây được dồn vào cấp THCS, khiến chương trình nặng nề, nhất ở ở lớp 9.
Hai là nhiều nội dung trùng lặp giữa các lớp. Ông Bình dẫn chứng: chương trình lớp 7 đề cập đến các cuộc phát kiến địa lý, sau đó nhắc lại trong phần chủ đề. Nhưng "đáng bàn nhất" là🍃 phần chủ đề chung lớp 8 ꦜvà 9 về bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông. Ông Bình cho rằng yêu cầu cần đạt ở hai bài học không cho thấy sự khác biệt.
Thứ ba, một số yêu cầu🌌 cần đạt quá khó với học sinh THCS, gây tranh cãi. Ví dụ, học sinh lớp 6 được yêu cầu mô tả và giải thích sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông.
Chưa kể, có những điều "quá khó, không thực hiện được" như "đánh giá vai trò" của các nhân vật lịch sử, "nêu được diễn biến chính trị, kinh t𝓀ế, văn hóa ở vùng đất phía Nam"...
Một số yêu cầu khiến cả tác giả viết sách lúng túng, mỗi người lại hiểu khác nhau. Ông Bình dẫn chứng bằng việc chương trình yêu cầu nêu phạm vi không gian của nước Văn Lang, Âu Lạc, Phù Nam trên bản đồ hoặc⭕ lược đồ; nói "châu Á từ năm 1918 tới năm 1945" nhưng không có gợi ý cần đề cập đến nước nào, khiến mỗi bộ sách nhắc một nước.
Ngoài những bất cập trên, GS Bình đánh giá ch🌃ương trình môn Sử có nhiều điểm tích cực.
Đầu tiên là nội dung toàn diện, đề cập cả lịch sử văn minh, văn hóa, lịch sử ♔chính trị, chiến tranh, quân sự, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, không chỉ nặng về lịch sử chính trị, chiến tranh như trước đây. Các bài học đi từ lịch sử thế giới rồi tới khu vực, dân tộc, không tách biệt như chương trình 2006. Theo GS Bình, điều này cho thấy chương trình mới xem lịch sử thế giới, khu vực như bối cảnh để nghiên cứu, học tập lịch sử dân tộc và ngược lại, diễn biến lịch sử dân tộc là mảnh ghép của khu v🦩ực, thế giới.
Ở từng cấp học, chương trình cũng được thiết kế tương đối phù hợp. Ở tiểu học, chương trình hướng tới thể hiện nội dung bằng các câu chuyện lịch sử, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh. Tới THCS, chương trình trang bị cho các em kiến thức cơ bản, làm nền tảng để học lên cao hơn. Môn Sử ở bậc THPT thiết kế theo chủ đề và chuyên đề vì học sinh đã có nền tảng và 🌊khả năng nhận thức các vấn đề bản chất của môn học.
"Có thể khẳng định hướng đi của chương trình là đúng, là đổi mới, đã khắc phục được những hạn chế của chương trình trước đó, giúp học sinh bớt cảm t🐻hấy nhàm chán khi học", ông Bình nói.
GS Đỗ Thanh Bình kiến nghị việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn song song với triển khai chương trình để có những điều chỉn🥃h phù hợp. Ngoài ra, giáo viên cần được tăng cường bồi dưỡng và tập huấn về chư♐ơng trình, sách giáo khoa, phương pháp và kỹ thuật dạy học Lịch sử; cách kiểm tra, đánh giá.
"Xꦐây dựng và triển khai chương trình giáo dục là hành trìꦗnh lâu dài, đòi hỏi phải có sự cập nhật, bám sát thực tiễn để tối ưu hóa hiệu quả dạy học", ông Bình chia sẻ trong báo cáo tham luận.
Thanh Hằng