"Việc giảm tiến độ sản xuất trong vòng hai đến ba tháng tới sẽ làm chậm thời gian bàn giao khoảng 18-24 máy bay", Greg Ulmer, phó chủ tịch dự♛ án F-35 của tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin, cho biết trong cuộc phỏng vấn hôm 19/5.
Ulmer giải th🐻ích 🌞Covid-19 đã cản trở hoạt động của các công ty chuyên sản xuất linh kiện cho dòng F-35, trong khi nhân viên tại nhà máy lắp ráp của Lockheed Martin ở bang Texas, Mỹ, cũng phải chia ca để bảo đảm yêu cầu cách biệt cộng đồng.
"Có 1.900 nhà cung cấp thiết bị lớn nhỏ cho dự án này", ông nói, thêm rằng nhà máy lắp ráp cần khoảng 3 tháng đ🍨ể phục hồi tiến độ sản xuất tối đa sau khi đảm bảo được nguồn cung linh kiện.
Covid-19 đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chương trìn𓃲h F-35. Ngoài dây chuyền sản xuất bị đình trệ, đợt thử nghiệm then chốt tại căn cứ Edwards ở bang California cũng phải ngừng vô thời hạn từ cuối tháng 3 🌳sau khi nhiều binh sĩ tại đây nhiễm nCoV.
Đợt thử nghiệm này đóng vai trò quan trọng với dự án F-35, do kết quả kiểm tra sẽ quyết định liệu tập đoàn Lockheed Martin có thể cho dây chuyền chế tạ🐎o tiêm kích tàng hình này hoạt động hết công suất hay không. Nhà máy của Lockheed Martin hiện sản xuất với mức độ cầm chừng do Bộ Quốc phòng Mỹ và các đồng minh chỉ mua từng lô F-35.
Dù nhiều phi đội F-35 đã được Mỹ đưa vào biên chế, dự án siêu tiêm kích trị giá 1.500 tỷ USD vẫn chưa hoàn tất quá trình phát triển, khi nhiều máy bay xuất xưởng gặp các vấn đề kỹ thuật. Siêu tiêm kích đắt nhất lịch sử Mỹ vẫn tồn tại gần 900 lỗi kỹ thuật chưa có phư🔴ơng án khắc phục.
Covid-19 xuất hiện tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 5 triệu ca nhiễm, hơn 329.000 người chết và khoảng hai triệu người bình phục. Mỹ là vù🎶ng dịch lớn nhất thế giới với gần 1,6 triệu người nhiễm, trong đó ꦉgần 95.000 người đã chết.
Vũ Anh (Theo Reuters)