Trả lời:
Thông thường, chụp CT được sử dụng để kiểm tra mức độ chấn th♍ương hoặc chảy máu bên trong và cũng có thể theo dõi sự tiến triển của bệnh ung thư. Một số trung tâm chẩn đoán hình ảnh và trung tâm y tế thế giới cung cấp dịch vụ chụp CT để phát hiện ung thư theo nhu cầu cho những người khỏe mạnh và thường không có các triệu chứng liên quan đến ung thư.
Tuy nhiên, các tổ chức y tế lớn không khuyến nghꦏị chụp CT toàn thân như một phương pháp sàng lọc ung thư, bởi rủi ro được cho là lớn hơn lợi ích mang lại.
Một trong những rủi ro lớn nhất là phơi nhiễm với phóng xạ. Chụp CT sử dụng phóng xạ để tạo ra hình ảnh chi tiết cấu trúc bên trong nên cơ thể sẽ phải phơi nhiễm với một lượng lớ♎n chất phóng xạ, điều này có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư.
Về nguyên tắc, ch♋ụp CT có ý nghĩa vì hình ảnh chụp toàn bộ cơ thể là cách tốt để tìm ra khối u trước khi chúng bắt đầu gây triệu chứng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể không tìm thấy những khối u nhỏ hoặc bị che lấp. Điều này làm cho một số người bỏ qua các triệu chứng do ung thư gây ra. Trong khi các phương pháp chẩn đoán hình ảnh truyền thống sẽ tập trung vào những khu vực nhỏ và tìm nhưng khối u liên quan đến một bệnh ung thư cụ thể. Ví dụ như chụp mammogram giúp có hình ảnh chi tiết về các mô tại ngực.
Ngoài ra, người khỏe mạnh chụp CT toàn t𒅌hân có thể nhận🐽 được kết quả "dương tính giả", khiến bệnh nhân phải thực hiện những xét nghiệm khác, gia tăng chi phí và căng thẳng không cần thiết.
Hiện nay, một số💞 xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh phát hiện ung thư bao gồm mammogram, chụp MRI, chụp X-quang và siêu âm.
Bác sĩ Tạ Tùng Duy
Viện Y học ứng dụng Việt Nam