Cô Hà Thị Yến (50 tuổi, TP HCM) từng đi sàng lọc ung thư vú hàng năm ở nhiều nơi. Các kết quả nhũ ảnh 2D trước đây đều được đánh giá bình thường. Năm nay, cô Yến được giới thiệu đến Bệnh việ🐭n Đa khoa Tâm Anh thăm khám và bác sĩ sử dụng hệ thống nhũ ảnh kỹ thuật số cắt lớp Digital Tomosynthesis Mammography (DBT) thế hệ mới.
Sau khi chụp, 𝕴BS.CKI Phùng Ngọc Thư (Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) cho biết, một bên vú của bệnh nhân có vùng nghi ngờ kích thước nhỏ (khoảng 9-10 mm) thể hiện trên hình 2D. Sau khi tiếp tục phân tích trên một loạt các lát cắt, vùng này bộc lộ "dấu hiệu bờ gai" gợi ý tổn thương có bản chất ác tính. Bệnh nhân được tiến hành các bước chẩn đoán sâu hơn và kết quả là ung thư biểu mô xâm lấn tại chỗ.
"Khi xem lại phim nhũ ảnh 2D của bệnh nhân vào năm trước, chún🌸g tôi nhận thấy khối u đã hiện hữu nhưng bị mô lân cận che lấp khiến cho bác sĩ không phát hiện khối u. Đây là trường hợp điển hình của âm tính giả (tức là có bệnh nhưng không nhận diện ra) do xảo ảnh chồng lấp - vốn là nhược điểm lớn nhất của nhũ ảnh 2D", bác sĩ Thư chia sẻ.
Tiết kiệm thời gian, tăng độ chính xác
Bác sĩ Thư cho biết, hiện nay, có 3 phương tiện hình ảnh học chính để khảo sát tuyến vú, bao gồm: chụp X-quang (hay còn gọi là chụp nhũ ảnh), siêu âm và cộng hưởng🍃 từ (MRI). Cho đến nay, nhũ ảnh là phương tiện duy nhất được công nhận có 💎giá trị sàng lọc ung thư vú. Siêu âm và MRI vú đóng vai trò bổ trợ chẩn đoán trong các trường hợp cụ thể.
"Cơ thể chúng ta là một tổ chức không gian 3 chiều, nhưng các thế hệ nhũ ảnh trước đây thu nhận thông tin của toàn bộ khối mô vú và trình bày các mô chồng lên nhau trên một tấm phim (tức là không gian 2 chiều) khiến xảo ảnh chồng lấp. Nhũ ảnh DBT được coi như bước tiến về mặt công nghệ khi giải quyết phần lớ꧃n vấn đề gây ra xảo ảnh chồng lấp", bác sĩ Thư nói.
Ngay từ ngày đầu hoạt động🐟, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã đưa vào sử dụng hệ thống nhũ ảnh DBT trong sàng lọc và chẩn đoán ung thư vú cũng như các bệnh lý vú khác. Đây là hệ thống Siemens Mammomat Inspiration đến từ nước Đức có đầu đèn xoay góc rộng 50 độ kèm cô꧃ng nghệ giảm liều tia Prime và nén vú tự động.
Theo bác sĩ Thư, đầu đèn xoay góc rộng 50 độ có t🎶hể bộc lộ tối đa tín🧸h chất đường bờ của tổn thương giúp bác sĩ dễ dàng xác định bản chất tổn thương. Nhờ công nghệ giảm liều tia Prime và nén vú tự động, bệnh nhân có trải nghiệm ít đau hơn khi ép vú, không còn bận tâm nhiều về tác hại của tia X.
Bác sĩ Thư cho biết thêm, chụp nhũ ảnh DBT tuy chi phí cao hơn so với nhũ ảnh thế hệ cũ, nhưng hiện tại hơn 90% các đơn vị khám vú tꦗại Mỹ đã trang bị DBT thay thế cho nhũ ảnh thế hệ cũ. Theo ghi nhận của đa số các nghiên cứu trên thế giới, kỹ thuật DBT giúp tăng độ chính xác của khám nghiệm X-quang tuyến vúജ lên khoảng 30% do giúp bác sĩ dễ dàng nhận diện các đặc điểm của tổn thương.
Với nhũ ảnh 2D, khi phát hiện phim có vấn đề nhưng chưa thể kết luận thì bác sĩ cần gọi bệnh nhân để thực hiện kiểm tra bổ sung. Ngày nay, với hệ thống nhũ ảnh DBT, tỷ lệ gọi lại (recall rate) giảm khoảng 40%. Điều này giúp rút ngắn quy trình chẩn đoán, tiết kiệm nhiều thời gian lẫn chi phí cho b🎶ệnh nhân. Hệ thống DBT chꦍo thấy sự cải thiện rất rõ rệt trong quy trình thăm khám, tính chính xác của chẩn đoán và độ tự tin của người bác sĩ.
Từ 40 tuổi nên chụp nhũ ảnh tầm soát ung thư vú
Bác sĩ Thư cho biết, đa số ung thư vú giai đoạn sớm chỉ có dấu hiệu vi vôi hóa v♕à hiện tượng này chỉ được phát hiện ra bởi nhũ ảnh. Đây chính là lý do nhũ ảnh là phương tiện duy nhất được công nh🏅ận có giá trị sàng lọc trên người chưa biểu hiện triệu chứng.
Với bệnh nhân có đặt túi nâng n💖gực thẩm mỹ, hình ảnh qua chụp tia X thường kém hơn so với không đặt túi. Bệnh nhân có đặt túi ngực được khuyên nên khám lâm sàng và siêu âm trước nhằm mục đích phát hiện sớm các trường hợp vỡ túi âm thầm trước khi bước vào quy trình ép vú chụp nhũ ảnh.
Chụp nhũ ảnh không có chống chỉ định tuyệt đối. Tuy nhiên, theo bác sĩ Thư, bệnh nh🐻ân vừa mới phẫu thuật ở vú hoặc vừa thực hiện thủ thuật vú, vẫn còn đau, tụ máu๊ bầm nên trì hoãn tạm thời chụp nhũ ảnh trừ khi có lý do khẩn cấp. Phương pháp DBT cũng như các phương pháp sử dụng tia X khác (X-quang phổi, chụp CT..) không được dùng thường quy trên phụ nữ mang thai. Phụ nữ đang cho con bú nếu cần chụp nhũ ảnh vẫn có thể chụp sau khi cố gắng vắt hết sữa, tuy vậy, giá trị của nhũ ảnh trong những tình huống này rất hạn chế.
Một phương tiện kỹ thuật sẽ không rải đều lợi ích trên tất cả các cá thể mà sẽ tập trung vào một nhóm nhiều hơn. Chụp nhũ ảnh DBT💖 đặc biệt có lợi khi sàng lọc trên nhóm vú dày (tỷ lệ khối mô sợi tuyến chiếm trên 50% so với khối mô vú tổng thể, nhóm vú dày thường gặp ở phụ nữ châu Á). Do mô tuyến vú bình thường sẽ hiển thị trên phim X-quang là màu trắng, tức là cùng màu với màu hiển thị của ung thư. Điều này gây khó khăn cho các bác sĩ khi tìm tổn thương. Đồng thời, đặc tính vú dày cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú hơn so với nhóm vú không dày.
"Với nhũ ảnh DBT, chúng ta có thể 'tách mô' ra để xem xét, 🎐tương tự với việc được phép đi vào từng thửa đất để tìm một cánh chim thay vì như trước༒ kia phải đứng ở bìa rừng bên này mà nhìn xuyên qua đến bìa rừng bên kia. Như vậy, kỹ thuật DBT ra đời giúp giải quyết bài toán 'vú dày' - vốn là một thách thức lớn trong chuyên môn", bác sĩ Thư nhận định.
Tuổi nào cũng có nguy cơ mắc ung thư vú nhưng từ 40 tuổi thì nguy cơ tăng cao. Theo bác sĩ Thư, tuổi 40 được xem là cột mốc quan trꦑọng. Mọi phụ nữ nên sàng lọc bằng nhũ ảnh hàng🦋 năm thay vì chỉ siêu âm và khám lâm sàng như ở giai đoạn trước 40 tuổi.
Nhóm nguy cơ ung thư vú cao hơn người bình thường khi có các yếu tố như tiền căn gia đình, tiền căn bản thân mắc ung thư vú, mang gen đột biến (BRCA1, BRCA2...), một số hội chứng di truyền, đã xạ trị ở vùng cổ - ngực, sử dụng liệu pháp nội tiết thay thế hay một số yếu tố liên quan đến lối sống... Bác sĩ Thư khuyến cáo, nhóm đối tượng này nên khám, tư vấn với chuyên gia để được thiết lập kế hoạch sàng lọc ung thư vú chặt chẽ, có các biện pháp dự phòng và làm giảm nguy cơ ung thư vú. Ung thư vú nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ chữa khỏi lཧên đến hơn 90%.
Hà Thanh