Nhiều người chồng còn muốn ghi lại khoảnh khắc con chào đời. Ảnh: Corbis.com. |
Một số bà vợ hoang mang đặt câu hỏi: "Bác sĩ ơi, chồng tôi nhất định đòi xem tôi đẻ rồi sau ông tỏ vẻ...✃ sợ tôi tới bây giờ? Làm sao đây?"
Theo bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, việc này không làm sao cả, chị em cứ để vậy. Thời gian sẽ nguôi ngoai và rồi đâu lại vào đó. Chuyện chồng được tham dự vào cuộc sanh đẻ của vợ là một tiến bộ của sản khoa, nó giúp cho người vợ không cô đơn, không có cảm giác "vượt cạn" một mình: "Đàn ông đi biển có đôi/Đàn bà vượt cạn 🎃mồ côi một mình".
Ở phương Tây đã có những nghiên cꦺứu chứng tỏ sự hiện diện này là có ích, giúp sản phụ dễ chịu, cuộc đẻ nhờ đó nhanh chóng hơn. Trong phim ảnh, ta thường thấy sản phụ đang đau quặn từng cơn toát mồ hôi mà tay vẫn nắm chặt ൩lấy tay người chồng, ánh mắt trìu mến, biết ơn và... mỉm một nụ cười thỏa mãn. Chuyện cười nước ngoài còn kể rằng có anh chồng nọ thấy cô vợ đau quá chịu không nổi cũng bật khóc theo và kêu lên: Lỗi tại anh, lỗi tại anh! Cô vợ thấy vậy bèn nói: "Không, không phải lỗi tại anh đâu, anh yêu!".
Thực ra ở phương Tây, người ta đã được học về tình dục, về giới tính từ thuở nhỏ, không xa l♈ạ với cơ thể học, sinh lý học, tâm lý học... nên ꦦkhông có sự tò mò, lo lắng hay sợ hãi gì ở đây. Còn ở ta, nhiều cặp vợ chồng có với nhau hằng chục đứa con (đó là nói chuyện hồi trước, bây giờ hai đứa thôi) mà cũng không hề biết "đầu cua tai nheo" nó ra làm sao.
Trong một tài liệu của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, nông thôn ta từ xa xưa đã có tập tục khi sả♏n phụ gặp trường hợp đẻ khó, rặn lâu ra thì ông chồng phải leo lên mái nhà, cởi hết các nuột lạt, hoặc nhổ hết các cọc rào, nhờ đó mà vợ sanh được dễ. Có trường hợp ông chồng còn phải lội qua sông, nhảy qua mương để ဣgiúp vợ vượt cạn. Trường hợp khác, ông chồng phải cật lực quậy nước trong lu cho thật trơn tru để vợ dễ sinh.
Nhiều người nghĩ đây là dị đoan mê tín. Không phải vậy. Người xưa đã ý thức rất rõ vai trò hỗ trợ tâm lý của người chồng. Người chồng tích cực tham gia trong suốt cuộc sinh đẻ của vợ, leo trèo nhảy nhót, vất vả toát mồ hôi hột chứ không chỉ nắm tay an ủi suông. Điều này hẳn nhiên làm người vợ cảm động, hàiಞ lòng, thấy có người chồng biết thương vợ thương con, chia ngọt sẻ bùi, nhờ đó mà các bắp cơ được thư giãn, dễ có được "mẹ tròn con vuông".
Thời nay, tiếc là cặp cả vợ lẫn cꦕhồng chưa chuẩn bị kỹ kiến thức và tâm lý nên không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, thậm chí hoang mang và sợ hãi. Có bà vợ bảo thấy anh chồng cứ lom lom làm "quan sát ꦫviên" nên ngượng, đẻ không ra. Có anh chồng bảo xem vợ đẻ một lần thì sợ... tới già.
Sinh đẻ là một hiện tượng sinh lý bình thường nên càng gần thiên nhiên càng tốt. Ở Thụy Điển, một nước có tỷ lệ tử vong mẹ thấp nhất thế giới, thấp gấp bốn lần của Mỹ và tám lần so với Nhật, việc sinh ওđẻ đã ngày càng gần gũi với tự nhiên.
Bà mẹ không cần phải nằm trên bàn sinh, dang chân ra trong một tư thế khó chịu, trái lại được tự chọn tư thế sao cho thoải mái, ngồi xổm, ôm lấy người thân, ôm lấy ghế (như người xưa chạy ra suối, ôm lấy gốc cây). Lúc sinh có thể ở tư thế nửa nằm nửa ngồi hoặc nằm nghiêng, bò càng... miễn sao dễ chịu. Tư thế tự nhiên này còn giúp cho cổ tử cung dễ nở trọn. Chuyện đánh thuốc mê, sinh mổ... rất ít khi phải thực hiện. Tóm lại, chuyện sinh đẻ của họ gần như trở về với tự nhiên, chỉ khác một chút là hoàn toàn vô trùng và nhờ đó mà cuജộc đẻ rất an toàn.
(Theo Phụ nữ)