Là một học sinh Hà Nội, tôi tham gia bộ đội ngay từ những ngày đầu kháng chiến. Học xong lớp tình báo ngắn hạn, tôi về làm tổ trưởng tổ tình báo trung đội 9 đại đội 3 tiểu đoàn 77. Một thời gian sau, tôi học tiếp chương༒ trình đào tạo cán bộ địch vận, mãn khóa tôi về đội Võ Trang 630 chờ v༺ào nội thành công tác.
Trong khi đó Huyện Đội Chương Mỹ mở lớp đào tạo quân sự tập trung cho các xã đội trưởng trong toàn huyện, đội cử tôi sang làm chính trị viên giảng về Trường Kỳ Kháng Chiến nhất định thắng lợi và hướng dẫn là𒊎m công tác địch vận. Do quan hệ công tác, nênꦿ tôi quen nhiều các xã đội trưởng và các đại biểu phụ nữ. Khi trên cử về đội một người bạn là hàng binh Pháp, đội rút tôi về cùng anh làm công tác dân vận.
Người bạn hàng binh Pháp ấy lấy tên là Thìn, anh được cán bộ nội thành từ Hà nội đưa ra. Thìn vui vẻ hát tiếng Việt khá sỏi, tuy anh hơn tôi vài tuổi nhưng chúng tôi nhanh chóng thân nhau. Tôi đưa Thìn đi làm công tác dân vận ở các xã ven đường số 6 gặp các xã đội trưởng và chị em đại biểu phụ nữ tuyên truyền cách làm công tác địch vận. Đi đâu ▨ Thìn cũng được chị em cho quà: chuối, na, khoai, bưởi, mít…Thìn thích lắm.
Anh hát cho mọi người nghe, mấy cô khen anh hát hay. Thìn cũng khen là con gái Việt Nam xinh, đảm đang và t💜hương người. Thìn kể về Paris, quê anh cho tôi nghe, nơi có tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn và con sông Seine trong xanh chảy qua thành phố hoa lệ đầy thơ mộng. Con sông đã mang lại nhiều cảm xúc cho các nhà thơ, nhà văn, nhạc sỹ từ đời này qua đời khác tạo nên một vẻ đẹp huyền diệu của thành phố lung linh sắc mầu mỗi khi soi bóng hoàng hôn. Tôi nhớ mãi về một chuyện tình buồn của của người lính chiến bên bờ sông Seine mà anh đã kể cho tôi nghe.
Theo anh kể thì…có một người lính chiến khi chiến thắng trở về, một chiều người lính tìm đến bờ sông Seine nơi đã chia tay người yêu ra trận,người yêu anh không đợi chờ được mãi, nàng đành gửi lời thề ước theo dòng sông xanh… Từ đó người lính buồn chiều nào cũng đến bên bờ sông nhìn về phương trời xa thẳm, cho đến một ngày anh nắm chết bên lề cỏ. Người ta൩ tìm thấy trong người anh một bản tình ca đẫm nước mắt anh đã viết về người anh yêu. Bài ca sau này đã trở thành một bài tình ca bất hủ của dòng tình ca buồn.
Đáp lại, tôi cũng kể về một câu chuyện tình trên sông Đà và khe khẽ hát cho anh nghe: “ Dòng Đà Giang/ Một ngày xanh/ cuộc tình duyên/ Đã đi v꧂ào đời anh…”. Nghe xong, anh nói các con sông, con sông nào 🐽cũng mang trong lòng nó nhiều kỷ niệm vui, buồn.
Tôi và Thꦑìn ngày càng thân nhau, Thìn hẹn đến ngày hòa bình sẽ mời tôi sang Paris chơi, thăm tháp Eiffe, Khải Hoàn ꦉMôn và sông Seine. Một hôm tôi đưa Thìn đi chơi chợ Gốt, đến chợ gặp mấy chị đại biểu phụ nữ bán hàng, các chị cho Thìn quà, tôi dặn Thìn chơi loanh quanh đừng đi xa chờ tôi. Trên đường về, Thìn vẫn nói cười vui vẻ, chiều tối thấy anh ngồi tư lự một mình, có vẻ buồn.
Hỏi mãi anh mới nói lúc chơi loanh quanh ở chợ mấy em thiếu n🤡hi chỉ trỏ nói với nhau anh là Việt gian vì tưởng anh không biết tiếng Việt. Mấy hôm sau đơn vị khẩn trương tổ chức diễn kịch cho Thìn lên hát để giới thiệu rộng rãi trong nhân dân về Thìn và cũng là để vận động chị em phụ nữ lên tặng quà cho Thìn. Hôm ấy đơn vị diễn vở kịch thơ Trần Bình Trọng, ngay từ chiều liên lạc cầm loa đi hô hào bà con tới xem , buổi diễn kịch tối nay đặc biệt có bạn hàng binh Pháp lên hát. Mới xẩm tối nhân dân trong xã và các xã bạn đã đến xem rất đông, nhấtﷺ là các em thiếu nhi.
Mở màn, Nhan Như Ngọc, một anh “lính cậu “ở văn phòng đóng vai nữ dụ hàng Trần Bình Trọng. Ngọc vừa xuất hiện trên sân khấu, cả hội trường sững sờ, Thìn ngồi dưới tưởng là nữ thật khen đẹp quá, đẹp quá. Ngọc hóa trang, nhất là ánh mắt long lanh đưa tình nhìn Trần Bình Trọng có ngಞười đã tròn xoe mắt tưởng gái văn công thật.
Thiếu nữ :
Chàng nghe em nhé, hàng đi nhé
Phú quý cùng nhau hưởng suốt đời.
Trần Bình Trọng :
Thôi hãy dẹp ra thiếu nữ ơi
Hương duyên nồng thắm thiếu chi người
Lòng ta chiến sĩ khô khan lắm,
Tim rắn nguồn thương cạn hết rồi.
Thiếu nữ lại đánh mắt đưa tình Trần Bꦛình Trọng, ánh mắt quá sắc sảo và điêu luyện khiến khán giả sững sờ :
Dù chàng đã cạn suối yêu thương
Em quyết lòng xin kết bạn đường
Vì em đã trót lòng mơ ước
Chăm sóc bên chàng những vết thương…
Không dụ hàng được, tướng giặc xuất hiện đꦓe dọa, Trần Bình Trọng mắng lại :
Thà làm quỷ không đầu trên đất Việt
Hơn làm Vương đất Bắc dưới triều Nguyên.
Vở kịch kết thúc, chờ rứt tiếng hoan hô nhiệt liệt, tôi lên giới thiệu và♉i nét về Thìn và mời anh lên hát. Thìn hát một bài ca trữ tình bằng tiếng Việt mà hồi đó ít phổ biến, tôi còn nhớ lõm bõm mấy câu :
Em Long ơi nhớ lấy giấc mơ hoa
Ai mải miết một đời son với phấn
Ta hùng anh cùng tiến bước lên đường…
T🍃hìn đươc nhân dân vỗ tay hoan hô còn lâu hơn cả vở kịch. Chị em phụ nữ lên tặng quà nắm tay Thìn vỗ vai thân mật , Thìn líu ríu cám ơn, cám ơ🦋n, anh buột miệng nói một câu tiêng Pháp mét sì, mét sì , mọi người cười vui vẻ.
ℱSau𒁃 đó ít ngày, tôi và Thìn chia tay nhau. Thìn về nhận công tác ở trung đoàn, tôi vào nội thành hoạt động.
Thấm thoắt đã hơn 65 năm qua, cách đây 5 năm tôi đã có dịp đến t🌠hăm dòng sông Seine nơi lưu dấu 𒅌một câu chuyện tình đầy nước mắt đáng được người đời trân trọng dù từ ngày ấy tôi chưa một lần gặp lại Thìn.
Nhân dịp có cuộc thi “ N𝄹ước Pháp Tôi Yêu “, tôi viết lại câu chuyện này cũng là để nhớ tới người bạn Pháp của một thời trai trẻ.
Lý Văn Thăng