Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay có chuyến thăm Ấn Độ, gặp gỡ Thủ tướng Narendra Modi với mục tiêu thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương. Vinay Shukla, chuyên gia ⛄phân tích Á-Âu, nhận định, cuộc gặp thượng đỉnh của hai nguyên thủ diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước với nhau và với các nước khác có nhiều thay đổi đáng kể.
Dưới sức ép cả về kinh tế và ngoại giao từ phương Tây quanh vấn đề Ukraine, Moscow đang chuyển hướng đẩy mạnh hợp tác với châu Á nhằm bù đắp cho những mất mát mà lệnh trừng phạt gây ra, theo Wall Street Journal.
Ấn Độ có xu hướng không đứng về phía bên nào trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nhưng chính sách đối ngoại hiện nay của ông Modi lại thể hiện "🎉quyết tâm biến Ấn Độ từ một nước không liên kết thành nước đa liên kết", Brahma Chellaney, giáo sư tại Trung 🥃tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi, nhận xét. "Không có lý nào Ấn Độ lại đốt đi những cây cầu kết nối với nước Nga", ông nói.
Những tiền đề t🐷rên khiến khả năng hợp tác giữa hai nước được mở rộng đáng kể. Cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới chính là cơ hội để đôi bên phát triển những khả năng ấy, biến chúng thành hiện thực.
"Một trụ cột trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia là lĩnh vực năng lượng", Arun Mohanty, chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Nga và Trung Á thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi, bình luận. Nga có thể sẽ mời gọi, tạo điều kiện để Ấn Độ tham gia sâu hơn hay đầu tư vào các nhà máy điện nguyên tử của Moscow, được lên kế hoạch xây dựng bên bờ Th꧑ái Bình Dương. Đồng thời, quá trình thiết lập đường ống dẫn dầu từ Altai đến Ấn Độ sẽ được thảo luận ở cấp chuyên gia.
Ấn Độ kỳ vọng Nga có thể giúp họ đáp ứng được nhu cầu về năng lượng đang gia tăng nhanh chóng. Moscow đã xây dựng hai lò phản ứng cho một nhà máy điện hạt nhân ở miền nam Ấn Độ, dự kiến sẽ phát điện vào năm sau. Chuyến thă⭕m của ông Putin có thể sẽ mang theo ღbản thỏa thuận phát triển thêm những lò phản ứng hạt nhân khác, phục vụ cho các dự án mới. Ấn Độ tham vọng tăng sản lượng điện hạt nhân từ mức 5 GW hiện nay lên mức 20 GW vào năm 2020.
Yếu tố trung tâm trong chính sách đối ngoại mới của New Delhi là ngoại giao kinh tế. Hợp tác thương mại giữa Ấn Độ và Nga đến nay vẫn chưa được đẩy mạnh dù ha🀅i nước có lịch sử ngoại giao gần gũi. Giá trị xuất nhập khẩu năm ngoái chỉ đạt khoảng 10 tỷ USD, tương đương một phần trăm tổng giá trị thương mại của mỗi nước. Đầu tư từ Nga vào Ấn Độ luôn dưới một tỷ USD từ năm 2000 đến nay, tương đương 0,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Ấn Độ.
Theo Mohanty, vì kinh tế là li𒅌ên kết yếu nhất trong quan hệ với Nga nên Ấn Độ 💮hẳn rất hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh tới đây sẽ mở ra những cánh cửa mới ở lĩnh vực này.
Giá trị xuất khẩu từ châu Âu vào Nga đạt gần 400 tỷ USD. Việc phương Tây áp trừng phạt lên Moscow sẽ tạo cơ hội để New Dꦍelhi chiếm lĩnh một phần nào đó trong con số này.
Cuộc gặp thượng đỉnh lần này cũng sẽ tạo tiền đề để hai nước hợp tác sâu rộng hơn về công nghệ, đặc biệt là trong sản xuất năng lượng, phát triển không gian, chế tạo máy bay dân sự....Điều này sẽ được phản ánh trong các hợpꦏ đồng, thỏa thuận dự tính được ký kết trong chuyến thăm.
"Bù đắp thiếu sót"
WSJ đánh giá Ấn Độ là một đối tác tự nhiên của Nga. Hai quốc gia từng có quan hệ rất tốt ngay cả trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Việc trao đổi, mua bán vũ khí tăng trưởng qua các năm càng khiến mối liên kết gắn bó hơn. Tại hội nghị thượng đỉnh gồm các nền kinh tế mới nổi Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (BRICS) diễn ra hồi tháng 7, Thủ tướng Modi nói với ông Putin rằ⛄n🐓g "mọi người lớn, trẻ nhỏ" ở Ấn Độ đều biết rằng Nga là "người bạn tuyệt vời nhất".
Tuy nhiên, Moscow mặt khác cũng tiếp cận các đối thủ của Ấn Độ trong nỗ lực nhằm tìm cách né tránh tình trạng bị cô lập. Nga đã ký 💫hợp đ💛ồng cung cấp năng lượng khổng lồ với Trung Quốc trong năm nay và đạt một thỏa thuận hợp tác quân sự với Pakistan hồi tháng trước.
New Delhi tỏ ra không hài lòng trước thông báo bỏ lệnh cấm vận vũ khí không chính thức của Nga với P🔥akistan để cấp cho nước này một số máy bay trực thăng chiến đấu Mi-35, tại thời điểm ông Modi mới nắm quyền điều hành đất nước. Chuyến thăm mới đây tới Islamabad của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu để ký một thỏa thuận hợp tác quân sự càng làm gia tăng những mối nghi ngờ về ý định thật sự của Moscow. Hiển nhiên, New Delhi rất mong muốn làm sáng tỏ những khúc mắc này trong cuộc hội đàm với ông Putin, Vinay Shukla đánh giá.
Việc mua bán vũ khí lâu nay vẫn là ưu tiên hàng đầu trong hợp tác Nga-Ấn, ngay cả sau khi Liên Xô sụp đổ. Nga là nhà cu🎃ng cấp vũ khí lớn nhất của Ấn Độ, các thiết bị của Moscow chiếm tới 75% tổng khối lượng nhập khẩu quân sự của New Delhi từ năm 2009 đến 2013, theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm.
Nhưng New Delhi đang dần đa dạng hóa nguồn cung thiết bị quốc phòng của mình. Ấn Độ hiện là thị trường xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Mỹ. Bên cạnh đó, quan hệ giữa New Delhi và Moscow cũng bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn khi đôi bên 🎃tồn tại những bất đồng quanh việc phân chia chi phí đầu tư và công nghệ trong một vài dự án phát triển vũ khí chung.
"Các nỗ lực ngoại giao đã gây nên tình trạng ảo tưởng về mức độ khăng khít hiện tại của mối quan hệ", Wall Street Journal dẫn lời Harsh V.Pant, giáo sư nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Đại học Hoàng gia London, nhận định. Việc Nga xích lại gần hơn với Trung Quốc và Pakistan cho thấy Moscow và New Delhi đang "chạm đến một bước ngoặt, nơi mà cả hai sẽ đánh♕ giá nhau theo những chiều hướng khác", ông nhận xét.
Nhưng theo Mohanty, Modi và Putin lại khá giống nhau ở nhiều điểm, đều là những người tràn đầy năng lượng, thực dụng và vì đất nước, luôn muốn nâng cao vai trò của quốc gia trên toàn cầu. Nét tương đồng này giᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚữa hai 𝔍ông sẽ đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược lên một tầm cao mới.
"Quan trọng hơn cả, Putin và Modi sẽ thảo luận một lộ trình mới cho quan hệ song phương trong 10 năm tới. Chuyến thăm sẽ giúp Nga và Ấn Độ xây dựng một chiến lược hợp tác giúp bù đắp nhữn🍷g thiếu sót của mỗi bên", Petr Topychkanov, chuyên gia tại Trung tâm C🔯arnegie, Moscow, bình luận.
Vũ Hoàng