Đăng Khoa (25 tuổi) đang sinh sống và làm việc tại TP HCM. Dưới đây là chia sẻ của anh về chuyến trekking Tà Năng - Phan Dũng nhớ đời dịp 2/9 vừa qua.
Là người làm văn phòng, tôi không có nhiều thời gian hay cơ hội để thực hiện chuyến trekking dài ngày. Bạn bè nhắc đến về loại hình này nhưng tôi chưa có động lực để thực hiện, cho đến khi xem được những hình ảnh về cung đường Tà Năng - Phan Dũng được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Từ những ruộng lúa vàng bát ngát đến những rừng thông cao to đều thôi thúc tôi đến đây một lần trong đời.
Dịp lễ nên có khá nhiều người tranh thủ trải nghiệm như tôi. Sau khi trò chuyện với một số người ngồi cạnh trong chuyến xe từ Sài Gòn, tôi phát hiện không ít người chưa từng trekking bao giờ.
Để tiết kiệm thời gian, đoàn di chuyển từ 10h đêm thứ﷽ sáu, xe đến điểm tập kết tại tỉnh Lâm Đồng vào 5h sáng hôm sau.
Sau khi ăn sáng và chuẩn bị hành lý, một trong ba hướng dẫn viên của hành trình này cho biết ❀chúng tôi sẽ đi một cung đường d🅷ài khoảng 30 km.
“Tổng chặng đường cho cung đường Tà Năng-Phan Dũng khoảng 55 km, trải d☂ài qua ba tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận. Nhưng đây là 🍎chuyến trekking hai ngày, nên chúng ta sẽ đi cung ngắn hơn”, Hiền, hướng dẫn viên, chia sẻ.
Hành trình của cả nhóm có thêm 5 người địa phương đi cùng. Một người cuốc bộ và đi trước để dẫn đoàn, bốn ng🃏ꦇười còn lại dùng xe máy chạy theo sau để mang theo thức ăn, lều cho buổi tối.
Ở ꦗchặng đầu tiên, tôi được kể sống ở vùng này chủ yếu là người Churu. Họ có vẻ ngoài gầy và nước da ngăm vì phảiဣ làm việc nhiều giờ dưới nắng. Họ nói tiếng bản xứ và dùng tiếng Việt khi giao tiếp với đoàn chúng tôi.
Ngoài khoác trên vai một balo chứa✱ những vật dụng thiết yếu trong hai ngày, mọi người trong đoàn được phát ba chai nước suối nhỏ, mỗi chai 500 ml. Hướng dẫn viên dặn kỹ chúng tôi chỉ nên uống khi thật sự khát và đừng tﷺự tiện vứt rác bừa bãi trên đường.
Để bắt đầu hành trình, nhóm chúng tôi phải băng qua khu vực sinh sống của ng﷽ười địa phương để đến được bìa ngoài rừng.ꦍ Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, tôi có cơ hội chứng kiến cuộc sống của người Churu.
Dù đã mường tượng được nhà cửa nơi đây sẽ khác với thành thị, tôi vẫn thấy thích thú với vẻ mộc mạc của những ngôi nhà được cất bằng lá khô và rơm rạ. Nhưng ngược lại, người dân nơi đây lại ăn mặc khá giống ಌngười thành thị với quần jeans và áo sơ mi. Có thể vì nhiều người thường xuyên đến đây nên tôi nhận thấy họ không e ngại với khách du lịch.
Mọi suy nghĩ nhanh ch🍌óng trôi đi khi tôi tiến sâu hơn vào những cánh rừng. Chỉ mới bắt đầu khoảng bảy cây số mà tôi đã thấy thấm mệt. Bắp chân tôi mỏi nhừ và những giọt mồ hôi bắt đầu lăn dài trên khuôn mặt sau những con dốc. Hơn thế, chặng đường càng khó đi hơn khi tôi phải vượt qua nhiều địa hình khác nhau dưới những trận mưa lớn đầu tháng 9.
Từ những quãng đường đất đỏ trơn trợt đến gồ ghề phủ đầy đá sỏi, hay những dốc đá đi hoài không thấy đích đến... mỗi địa hình lại khơi lên cảm giác hưng phấn trong tôi và các thành viên trong đoàn.
Một số người không đồng tình với tôi khi quyết định trekking vào mùa mưa t🗹háng 9. Vì tôi sẽ không có cơ hội chứng kiến những tia nắng và꧂ng rực rỡ trải dài trên đồi cỏ xanh và ánh bình minh giòn tan rọi lên người, xuyên qua những tán thông hùng vĩ.
Nhưng thực tế, mẹ thiên nhiên lại cho tôi thấy một vẻ đẹp khác của vùng đất này. Tôi được đắm mình trong không gian bao phủ bởi cây cối um tùm, xanh ươm. Sau những đoạn đường dài tưởng chừng kh﷽ông có đích đến, tôi thấy bản thân như "chết đi sống lại" trước khung cảnh hùng vĩ trên những quả đồi cao chót vót.
Cũng nhờ trekking vào mùa mưa mà tôi nhận thấy một kỹ năng tài tình của người dân nơi 🐼đây, đó là họ có thể vượt qua những địa hình nguy hiểm chỉ trên một chiếc xe máy cũ kỹ.
Gia 🐲Phong, một người bản địa, chia sẻ với tôi rằng, người địa phương bỏ móc lên bánh xe để nó có thể bám vào những đoạn đường trơn trượt hay vượt qua những đoạn đồi dốc đứng. Trong một chặng dừng chân, tôi bắt chuyện với Phong và biết được việc vận chuyển đồ cho du khách trekking là một nghề tay trái mà anh nhận vào cuối tuần để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
“Dù có hơi mệt mỏi, công việc này cũng mang đến cho tôi🔯 nhiều nꦦiềm vui,” Phong nói khi mặt mày anh ướt đẫm mồ hôi.
Bước nối bước trên những ngọn đồi dốc tại cung đường Tà Năng-Phan Dũng, thành quả nhận được khiến nhiều trekker ví von chặng đường đã qua༒ là “cột sống của khủng long.”
Và điều kỳ diệu đã xảy ra khi tôi đặt chân đến đị🍌a điểm cắm t♑rại. Mọi khó khăn mệt nhọc như tan biến khi trước mắt là vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.
Những quả đồi xanh ươm cùng khoảng trờiꦯ thoáng đãng hiện ra khi những đám mây trôi đi. Tôi hít một hơi thật sâu, căng đầy lá phổi thứ không khí mà ở Sài Gòn ít nơi nào tôi có thể cảm nhận được. Tôi thầm nhủ, đây là khoảཧnh khắc mà tôi sẽ luôn ghi nhớ cho đến nhiều năm sau.
Những dư chấn của chuyến đi theo tôi quay lại cuộc sống thành thị. Đôi chân vẫn mỏi nhừ vì trekking dưới những trận mưa lớn, khiến sức khoẻ đi xuống.♍ Tôi bị cảm, cổ họng đau buốt.
Lòn🅰g tôi có chút tiếc nuối khi phải rời xa Tà Năng-Phan Dũng. Tôi nhận thấy rằng, chuyến trekking hai ngày một đêm vẫn không đủ để tôi có thể trọn vẹn tận hưởn🍰g vẻ đẹp như tranh vẽ tại nơi này.
Điều đáng tiếc duy nhất của chuyến đi này là ꦑtôi không có cơ hội nhìn ngắm bầu trời đầy sao, thay vào đó♉ là những gợn mây đen.
Tuy nhiên, tôi cảm thấy mình thật may mắn khi đã chinh phục chặng Tà Năng - Phan Dũng thành c⛄ông. Bởi cũng cung đường này, đã có nhiều người không thể quay 🧸về.
Phong Vinh ghi