Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis ngày 27/6 đối thoại với các quan chức Trung Quốc, đánh dấu cuộc gặp gỡ trực tiếp đầu tiên 🐠giữa các lãnh đạo quân đội hai quốc gia kể từ khi Washington tuyên bố Bắc Kinh là thách thức chính đối với an ninh Mỹꦰ.
Phát biểu bên cạnh Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân, Mattis tìm cách truyền đạt các mục tiêu của Mỹ ở châu Á với hy vọng giảm căng thẳng giữa hai b🍒ên về các vấn đề bao gồm Đài Loan, hành động bồi đắp của Trung Quốc ở Biển Đông và chính sách thương mại của Tổng thống Trump. "Tôi ở đây để giữ mối quan hệ của chúng ta đi trên quỹ đạo đúng", ông Mattis nói với ông Tập.
Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách lớn giữa hai nước, được thể hiện trong lời cảnh báo của Trung Quốc rằng họ sẽ không để mất "dù chỉ một tấc đất tổ tiên để lại" dù không nói cụ thể khu vực nào, theo Washington Post.
Washington đang đưa ra các thông điệp mâu thuẫn khi Mỹ áp thuế với hàng hóa Trung Quốc, hủy mời Bắc Kinh tập trận hải quân, trong khi vẫn tìm kiếm sự hỗ trợ ngoại giao của Trung Quốc trong nỗ lực phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Mỹ chỉ trích Trung Quốc về các động thái ở Biển Đông trong khi Bắc Kinh nghi ngờ về ý đồ của Washington khi nước này bán vũ khí cho Đài Loan. Trung Quốc🅘 xe🌞m Đài Loan là một phần lãnh thổ cần phải thống nhất, kể cả bằng vũ lực.
Chuyến thăm còn diễn ra trong bối cảnh các nghị sĩ Mỹ có lập trường ngày càng cứng rắn với Trung Quốc,🍸 nước đã đầu tư nhiều vào các thiết bị quân sự tiên tiến và công nghệ tinh vi, đang đe dọa🃏 thế vượt trội về quân sự của Mỹ trên quốc tế. Trung Quốc có kế hoạch đóng tàu sân bay và các tài sản hải quân. Họ sở hữu phi đội hiện đại và kho vũ khí tên lửa đạn đạo ngày càng uy lực, bao gồm tên lửa chống hạm. Bắc Kinh đã mở căn cứ đầu tiên ở nước ngoài, tại quốc gia Đông Phi Djibouti và đầu tư vào năng lực chiến tranh mạng.
Abigail Grace, chuyên gia tại Trung tâ🌳m An ninh Mỹ mới nhận định câu hỏi đặt ra trong đầu các lãn♑h đạo Trung Quốc là họ tương tác như thế nào với quân đội Mỹ trong tình thế cạnh tranh chiến lược hiện giờ.
Trong chuyến thăm kéo dài gần 48 giờ, Mattis cũng gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa và Dương Khiết Trì, cố vấn chính sách đối ngoại cấp cao của ông Tập. Các quan chức Mỹ cho biết hai bên đã nhắc đến căng thẳng thương mại giữa hai nước nhưng mục tiêu của cuộc đàm phán này là truyền đạt mối quan tâm của Mỹ ở châu Á để hai nước có thể tránh được sự leo thang như sau va chạm của máy bಞay do thám Mỹ với máy bay Trung Quốc năm 2001.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Dana White cho biết các cuộc đàm phán có đề cập đến vấn đề Washington lên án Trung Quốc vì triển khaiไ thiết bị quân🦋 sự ra Biển Đông. "Không quốc gia nào có thể coi nhẹ luật quốc tế về hàng hải" bà nói.
Các quan chức Mỹ bày tỏ hy vọng mở rộng hợp tác quân sự Mỹ - Trung và mở rộng các kênh liên lạc để c💮ó thể ngăn chặn nguy cơ xung đột khi hai quân đội bất ngờ chạm trán trên không hoặc trên biển.
Song Zhongping, một nhà bình luận của Phoenix TV ở Hong Kong và là cựu quan chức⛎ quân đội Trung Quốc, cho biết hợp tác quân sự giữa hai nước còn rất hạn chế và ông đặt câu hỏi về khả năng hai bên đạt được sự đồng thuận. "Các vấn đề giữa Trung Quốc và Mỹ thuộc về cấu trúc và những vấn đề đó sẽ không được giải quyết bởi một hoặc hai cuộc họp", ông nói.
Hơ﷽n nữa, hai nước thường không làm được điều gì hơn là nhắc lại lập trường của mình trong các cuộc đối thoạ⛎i, Michael Kovrig, nhà phân tích thuộc Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, đánh giá.
"Sự nguy hiểm hiện giờ là nếu mỗi bên coi nhau như đối thủ chiến lược và hành động như vậy thì họ sẽ theo đuổi các biện pháp và cách đối phó gay gắt. Căng t🧸hẳng có thể gia tăng trong một vòng xoáy tiê💙u cực", ông nói.